Quy trình gia công lắp dựng cốp pha cột
Quy trình thi công cốp pha cột là một trong những công tác đòi hỏi sự chính xác trong từng bước từ việc chuẩn bị coffa, lắp đặt đúng vị trí, đến kiểm tra và cố định chắc chắn. Điều này đảm bảo kết cấu vững chắc và an toàn cho công trình, giúp cột đạt đúng hình dạng và kích thước theo thiết kế. An Phú Design cùng các bạn xem bài viết bên dưới để hiểu quy trình cơ bản của công tác trên nhé!
1. Gia công lắp dựng cốp pha cột là gì
Gia công lắp dựng cốp pha cột là quá trình lắp ráp các tấm ván coppha hoặc cốp pha thép định hình, kết hợp với các phụ kiện như giáo chống, hộp, và giằng chéo để tạo sự ổn định và chính xác cho cấu kiện trước khi đổ bê tông.
Trước khi lắp đặt cốp pha cột, cần hoàn thành nghiệm thu cốt thép để đảm bảo không có sai sót. Vật liệu thi công phổ biến gồm ván phủ phim hoặc cốp pha nhôm, cốp pha sắt, tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật và thiết kế của công trình. Cốp pha cột có thể được định hình thành các hình dạng như vuông, chữ nhật, hoặc tròn.
Quy trình gia công lắp dựng cốp pha cột cơ bản:
- Chuẩn bị trước khi thi công coffa
- Nghiệm thu cốt thép
- Thi công lắp dựng ván coppha
- Nghiệm thu cốp pha và đổ bê tông cột
⇒ Xem thêm: Quy trình và những lưu ý công tác thi công đổ bê tông cột nhà phố tại đây.
2. Quy trình chi tiết thi công lắp dựng cốp pha cột
Chuẩn bị trước khi thi công coffa
Gia công lắp dựng cốp pha cột yêu cầu tập kết đầy đủ các vật tư cần thiết như ván khuôn, giáo chống, bát kích, và các phụ kiện liên quan để đảm bảo tiêu chuẩn thi công không bị sai lệch. Trước khi tiến hành lắp dựng, kỹ sư cần kiểm tra kỹ lưỡng các thông số về tiết diện cốp pha, mực trắc đạc, và độ chính xác của tim cột, trục cột trong bản vẽ mặt bằng.
Nghiệm thu cốt thép
Đầu tiên, cần kiểm tra chủng loại và kích thước thép, đảm bảo thép sử dụng đúng với thiết kế, với đường kính, chiều dài và số lượng thanh thép đạt tiêu chuẩn về độ bền.
Tiếp theo, vị trí lắp đặt thép phải chính xác, khoảng cách giữa các thanh thép cần tuân thủ theo bản vẽ thiết kế, đồng thời các điểm nối phải được buộc chặt.
Ngoài ra, cần kiểm tra độ thẳng đứng và cự ly giữa các thanh thép để đảm bảo chúng không bị biến dạng. Lớp bảo vệ bê tông xung quanh cốt thép cũng phải được xác định đúng độ dày, nhằm tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài và gây ăn mòn. Các điểm nối và liên kết thép cần đảm bảo an toàn, không gây yếu cho kết cấu, và các thanh thép đai phải được buộc chặt vào các thanh thép dọc theo đúng khoảng cách thiết kế.
Lưu ý: Cột có số lượng thép lớn hơn 6 thành thì nối theo phương pháp so le. Trong công tác nối thép, để cấu trúc thép theo một thẳng đứng thì nên nhấn cổ chai khi nối thép cột.
Thi công lắp dựng ván coppha
Để đảm bảo chất lượng và độ bền của công trình, việc lắp dựng cốp pha cột phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật.
Đầu tiên, tiến hành lắp đặt ván khuôn theo kích thước và hình dạng của cột, đảm bảo các mép ván coffa khít nhau và vuông góc với trục cột. Để tăng cường độ cứng vững, chúng ta sẽ sử dụng kẹp chữ U để cố định tạm thời, sau đó dùng ty ren, tán chuồn để cố định chắc chắn vào khung thép. Cài đặt hoops cột (vành đai gia cố xung quanh cốp pha cột).
Để đảm bảo độ ổn định, chúng ta sẽ gắn thanh giằng chéo ở các góc và giữa các cạnh dài của cột. Góc nghiêng lý tưởng là 45-60 độ. Cố định thanh giằng vào khung thép và vòng thép nhúng sàn bằng bu lông. Sau khi lắp đặt xong cốp pha, cần quả dọi theo 2 phương để xác định lại độ thẳng đứng của cột.
Lưu ý: Để đổ bê tông cột không bị rỗ, hạn chế bị hiện tường phân tầng bê tông. Trong quá trình lắp dựng cốp pha nên bố trí thêm cửa chờ bê tông. Khoảng cách giữa đầu cột đến cửa chờ không được quá 1m5 (<1m5).
Nghiệm thu cốp pha và đổ bê tông cột
Quá trình kiểm tra tình trạng cốp pha bắt đầu bằng việc xác định tính chính xác của vị trí, kích thước và hình dạng cốp pha so với bản vẽ thiết kế. Tiếp theo, cần kiểm tra độ chắc chắn của cốp pha, đảm bảo tất cả các mối nối, kẹp, bu lông và hệ ty chuồn được siết chặt, tránh hiện tượng lỏng lẻo để đảm bảo khả năng chịu tải của cốp pha trong quá trình đổ bê tông. Bên trong cốp pha cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, không để lại bụi bẩn, rác thải hay vật cản nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.
⇒ Xem thêm: Hướng dẫn đổ bê tông cột không bị rỗ và phân tầng tại đây.
Ngoài ra, việc kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật sẽ được thực hiện. Cần xác nhận rằng các lỗ vệ sinh đã được đóng kín, không có nguy cơ rò rỉ bê tông. Các thanh thép chịu lực cũng phải được kiểm tra để đảm bảo lắp đặt đúng theo thiết kế, với các điểm hàn và nối được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo độ bền. Cuối cùng, các vành đai gia cố (hoops) phải được lắp đặt đúng cách và đảm bảo an toàn cho công trình.
Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế, thi công xây nhà trọn gói, hãy liên hệ ngay với xây nhà trọn gói An Phú để nhận được tư vấn và báo giá miễn phí ngay trong ngày hôm nay nhé!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm về báo giá mới nhất cho dịch vụ xây nhà trọn gói của An Phú tại đây.
AN PHÚ DESIGN&BUILD
🏠 Địa chỉ: 18 Đường số 2 Khu nhà ở Hưng Phú, Khu phố 1, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
📩 Email: anphu.tuvan01@gmail.com
☎️ SĐT: 0934.909.023
👉 Thông tin liên hệ khác:
- Facebook: Xây nhà trọn gói AN PHÚ
- Tiktok: Xây Dựng An Phú
XÂY NHÀ TRỌN GÓI AN PHÚ - KIẾN TẠO KHÔNG GIAN HẠNH PHÚC!
TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ KIẾN TRÚC SƯ
Vui lòng để lại số điện thoại để được chúng tôi tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ
Bài tương tự
Nhà cấp 4 hiện đại tặng ba mẹ - không gian thư thái với thiên nhiên
Xây dựng trọn gói An Phú thiết kế và thi công trọn gói căn nhà vườn cấp 4 hiện đại và sang trọng cho gia đình nhà chú Tân tại Đà Nẵng
Thiết kế nhà phố anh Hưng ở Đồng Nai
“Trong cuộc sống ồn ào này, chúng ta cần một nơi để trở về, một không gian êm đềm và an lành để tái tạo năng lượng cho chính mình.”
Nhà phố 3 tầng mái thái hiện đại tại Quận 12
Xậy Dựng trọn gói An Phú thiết kế thi công trọn gói căn nhà phố 3 tầng mái thái cho gia đình chị Hằng tại quận 12
Những lưu ý khi xây dựng phần thô chủ nhà cần chú ý
Phần thô hay còn được gọi là phần khung nhà được xem là phần quan trọng nhất bởi phần thô càng chắc chắn và đảm bảo thì việc hoàn thiện ngôi nhà càng thuận lợi
Các chi phí phát sinh thường gặp khi xây nhà mà bạn cần biết khi chuẩn bị xây nhà
Chi phí phát sinh khi xây nhà là nỗi trăn trở của hầu hết các gia chủ khi xây nhà mới. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân phát sinh chi phí xây nhà thường gặp nhất
Phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển(NeoCLassical Architecture))
Công ty xây nhà trọn gói xin giới thiệu phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển(NeoClassical Architecture)