Phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển(NeoCLassical Architecture))
Công ty xây nhà trọn gói xin giới thiệu phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển(NeoClassical Architecture)
Phong cách kiến trúc tân cổ điển là một loại phong cách kiến trúc biến thể từ trường phái kiến trúc cổ điển. Vẫn dữ các đặc trưng về các hệ cột và các quy tắc về đối xứng trong thiết kế, phong cách kiến trúc tân cổ điển tối giản đi phần trang trí và họa tiết cầu kỳ của phong cách kiến trúc cổ điển, tạo ra sự tinh tế, sang trọng và không kém phần hiện đại, phù hợp hơn với thế giới hiện đại. Vậy phong cách kiến trúc tân cổ điển là gì? Tại sao phong cách kiến trúc tân cổ điển lại được nhiều người yêu thích và coi nó là biểu tượng của sự sang trọng và quyền quý? Hãy cùng xây nhà trọn gói An Phú tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
1. Phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển là gì?
Như đã giới thiệu sơ qua ở trên, phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển là một trường phái chịu ảnh hưởng trực tiếp từ phong cách kiến trúc cổ điển, nhưng có phần tối ưu và chỉnh sửa để phù hợp hơn với nhu cầu cũng như thị hiếu của con người ở thế giới hiện đại. Vẫn tuân theo quy tắc về thiết kế cân bằng, đối xứng và sử dụng các hệ cột của phong cách kiến trúc cổ điển, phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển tối giản đi các chi tiết về trang trí cũng như điêu khắc bên ngoài, làm cho vẻ ngoài của công trình trở lên đơn giản hơn mà vẫn không giảm đi sự sang trọng và tinh tế.
2. Lịch sử phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển
Phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển (Neoclassical Architecture) bắt nguồn từ phong cách cổ điển La Mã và Hy Lạp, và nó đã trải qua một sự phát triển dài hơn một thế kỷ. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về lịch sử của phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển:
Thế kỷ 18 - Nguyên thủy Tân Cổ Điển: Phong cách Tân Cổ Điển nảy sinh vào cuối thế kỷ 18 ở châu Âu, đặc biệt tại Pháp và Anh Quốc. Các kiến trúc sư và nhà thiết kế lấy cảm hứng từ di sản kiến trúc cổ điển La Mã và Hy Lạp để tạo ra các công trình với các yếu tố như cột, tam giác fronton, và trần nhà cao. Các tòa nhà chính trị và tôn giáo thường được xây dựng theo phong cách này, như Nhà thờ Saint Paul ở London.
Thế kỷ 19 - Sự lan rộng và thay đổi: Phong cách Tân Cổ Điển lan rộng ra nhiều quốc gia khác nhau trong thế kỷ 19, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Kiến trúc sư thường sử dụng nó trong xây dựng các tòa nhà chính trị, nhà thờ, và bảo tàng. Tòa nhà Capitol ở Washington, D.C. là một ví dụ nổi bật.
Thế kỷ 20 - Tân cổ điển hiện đại: Trong thế kỷ 20, phong cách Tân Cổ Điển trải qua sự tiến hóa và sáng tạo. Các kiến trúc sư thường kết hợp nó với các yếu tố hiện đại như kính và kim loại. Phong cách này tiếp tục xuất hiện trong các dự án kiến trúc nổi bật trên khắp thế giới, bao gồm tòa nhà Tổng hợp Hoàng gia ở Toronto và Thư viện Quốc gia Pháp ở Paris.
Được du nhập vào kiến trúc nội thất và thiết kế nội thất: Phong cách Tân Cổ Điển cũng đã ảnh hưởng đến thiết kế nội thất và nội thất gia đình. Các bộ nội thất với các chi tiết cổ điển và đồ nội thất được làm bằng gỗ quý hiếm thường xuất hiện trong các ngôi nhà và căn hộ sang trọng.
Thế kỷ 21 - Sự tiếp tục và hiện đại hóa: Phong cách Tân Cổ Điển vẫn được sử dụng và phát triển trong thiết kế kiến trúc và nội thất hiện đại. Kiến trúc sư tiếp tục kết hợp các yếu tố cổ điển với công nghệ và vật liệu hiện đại để tạo ra các tác phẩm độc đáo và đẳng cấp.
Phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển tiếp tục tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, và nó vẫn là một trong những phong cách thiết kế phổ biến trong kiến trúc hiện đại và nội thất.
3. Các đặc trưng của phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển
Chịu ảnh hưởng rất lớn từ phong cách kiến trúc cổ điển, phong cách tân cổ điển mang một số đặc trưng nổi bật như sau:
Kế thừa các hệ thức cột của phong cách cổ điển
Tân cổ điển kế thừa và thường xuyên sử dụng các hệ thức cột của phong cách cổ điển để làm tăng tính sang trọng và bề thế của công trình. Các hệ thức cột được sử dụng là:
- Cột Doric: Là hệ thức cột đơn giản, có đế tròn và không có quá nhiều họa tiết
- Cột Ionic: Là hệ thức cột cao hơn, nhưng thanh mảnh, có phần đế tròn và có họa tiết là những đường cong xoắn ốc
- Cột Cothanrian: Là hệ thức cột trang trí, có nhiều đường nét và điêu khắc sinh động và tỉ mỉ
Mục đích sử dụng chính của việc kế thừa các hệ thức cột của phong cách cổ điển là vì tính sang trọng và bề thế, cũng như việc tạo ra cảm giác chắc chắn và vững trãi mà các hệ cột này tạo ra.
Sử dụng các vật liệu hiện đại và có giá trị cao
Phong cách kiến trúc tân cổ điển thường sử dụng các loại vật liệu hiện đại như xi măng, sắt, thép,.., để kiến tạo lên một công trình vững chắc hơn và bền bỉ hơn. Ngoài ra, phong cách kiến trúc tân cổ điển còn sử dụng các loại vật liệu quý giá và sang trọng như gỗ, đá quý, hay thậm chí là vàng, bạc để làm tăng sự sang trọng cho công trình. Có thể nói phong cách tân cổ điển chính là bản “Nâng cấp” của phong cách cổ điển.
Màu sắc trung tính, hài hòa và sang trọng
Phong cách tân cổ điển thường sử dụng những tông màu trung tính, với màu trắng và màu vàng nhạt là được sử dụng nhiều nhất. Chính việc phối màu này với các vật liệu hiện đại, khiến cho kiến trúc tân cổ điển vốn đã sang trọng, nay còn thêm phần tinh tế và sống động hơn. Ngoài ra, việc sử dụng các tông màu trung tính còn giúp làm nổi bật nên các họa tiết hay vật trang trí cũng như nội thất sang trọng vốn có của phong cách kiến trúc này.
Hệ mái và cửa cao rộng, thoáng đãng và bề thế
Phong cách kiến trúc tân cổ điển thường có hệ mái rất cao, rộng và đồ sộ, tạo ra vẻ ngoài bề thế và cao quý cho các công trình. Ngoài ra, phong cách kiến trúc tân cổ điển cũng thường xuyên có hệ cửa sổ và cửa chính cao ráo, được làm bằng kính hoặc bằng gỗ vô cùng sang trọng. Tổng hợp hệ mái và hệ cửa ở trên, bề ngoài của các công trình kiến trúc tân cổ điển sẽ có một vẻ ngoài tráng lệ, sang trọng mà vẫn vô cùng hiện đại.
4. Áp dụng phong cách kiến trúc tân cổ điển cho căn nhà của bạn
Nếu bạn đang mong ước có một không gian sống sang trọng và quyền thế, chắc chắn phong cách kiến trúc tân cổ điển là lựa chọn tuyệt vời cho căn nhà của bạn. Sau đây là một số lợi ích mà loại phong cách kiến trúc này mang tới cho gia đình của bạn:
- Không gian sống đẳng cấp và sang trọng
- Khiến cho vẻ bề ngoài của căn nhà bạn trở lên bề thế và ấn tượng
- Trải nghiệm lối sống thượng lưu và cao cấp
- Đắm mình trong một không gian nghệ thuật và huyền bí
Phía trên là bài viết về phong cách kiến trúc tân cổ điển do xây nhà trọn gói An Phú sưu tầm và biên tập. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ hiểu hơn về phong cách kiến trúc tân cổ điển. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nhiều phong cách kiến trúc khác nữa, các bạn có thể tham khảo bài viết sau: Top 10 phong cách kiến trúc phổ biến nhất năm 2023.
Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế, thi công xây nhà trọn gói, hãy liên hệ ngay với xây nhà trọn gói An Phú ngay ngày hôm nay để nhận được tư vấn miễn phí nhé!
TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ KIẾN TRÚC SƯ
Vui lòng để lại số điện thoại để được chúng tôi tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ