Bài đăng mới

Hướng dẫn đổ bê tông cột không bị rỗ và phân tầng


đổ bê tông cột

Đổ bê tông cột sai kỹ thuật dẫn đến tình trạng bị phân tầng bê tông dẫn đến bị rỗ. Giải pháp mà An Phú đưa ra sẽ giúp các bác thợ thầy thi công, tránh tình trạng rỗ ở đoạn cuối cột, sau khi tháo dỡ ván khuôn. Ngoài ra, nó còn giúp cột bê tông vững chắc, bền bỉ hơn. Hãy cùng An Phú Design & Build tìm hiểu quy trình này như thế nào nhé!

1. Nguyên nhân chính khiến công tác đổ bê tông cột bị rỗ

Đổ bê tông cột bị rỗ không chỉ phát sinh do vấn đề kỹ thuật mà còn do cốt liệu không đảm bảo tính đồng nhất. Nên vì thế, các bác thợ cao nghề không chỉ nên giỏi về mặt kỹ thuật mà còn phải hiểu hơn về nguyên liệu thô trong xây dựng.

1.1.  Vấn đề đầu vào trong công tác trộn bê tông

Trong vấn đề đầu vào nguyên vật liệu, thiếu hoặc thừa một trong những thành phần. Việc không tuân thủ đúng tỷ lệ phối trộn các thành phần (xi măng, cát, đá, nước) theo thiết kế sẽ làm thay đổi tính chất của bê tông. Nếu thiếu xi măng, cường độ bê tông giảm, dễ bị rỗ. Nếu thừa nước, bê tông sẽ bị tách nước, giảm cường độ và tăng khả năng co ngót bê tông.

Thêm vào đó, chất lượng vật liệu không đảm bảo chất lượng cũng là nguyên nhân đáng chú ý. Nếu vấn đề về chi phí để mà lại đi sử dụng các loại vật liệu có chất lượng kém, như cát lẫn nhiều tạp chất, đá có kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ. Điều đó sẽ sẽ làm giảm độ đồng đều của hỗn hợp bê tông và tăng khả năng hình thành các lỗ rỗng.

1.2. Thực hiện chưa đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đổ bê tông cột

Đổ bê tông từ độ cao quá lớn, do quá trình đổ bê tông từ độ cao lớn hơn 1.5m gây ra hiện tượng phân tầng. Khi đổ từ độ cao lớn, các hạt cốt liệu nặng sẽ rơi xuống trước, các hạt nhẹ và nước sẽ ở phía trên, gây ra hiện tượng phân lớp, tạo ra những lỗ khí nhỏ.

Không làm sạch các khu vực đầu cột. Điều đó làm giảm khả năng kết dính với lớp bê tông mới, tạo ra các khe hở và gây ra hiện tượng rỗ.

2. Hậu quả nghiêm trọng khi cột bê tông bị rỗ và phân tầng

2.1. Giảm cường độ chịu lực của cột bê tông

Cột bê tông bị rỗ có nghĩa là mật độ vật liệu giảm, các liên kết giữa các hạt xi măng và cốt liệu yếu đi. Điều này trực tiếp dẫn đến việc giảm khả năng chịu lực của bê tông, cả đối với lực nén và lực kéo. 

cột bê tông bị rỗ, bị phân tầng
Cột bê tông bị rỗ, phân tầng

Khi chịu tải trọng, các phần bê tông xung quanh lỗ rỗng sẽ phải chịu lực lớn hơn, dễ dẫn đến tập trung ứng suất và gây ra nứt vỡ.

Bê tông bị rỗ sẽ giảm độ cứng, giảm mô-đun đàn hồi và độ bền cho cột, dẫn đến dễ bị biến dạng dưới tác dụng của tải trọng. Biến dạng quá mức thì có thể gây ra các vấn đề như cong vênh, lệch trục, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và an toàn của công trình xây dựng.

2.2. Tăng khả năng thấm nước cho bê tông

Với thời tiết mưa to gió lớn, hay bảo dưỡng bê tông, nước thấm vào bên trong các lỗ rỗng. Khi nhiệt độ tăng cao do nắng, nước sẽ bay hơi và ngưng tụ, gây ra áp lực bên trong bê tông, làm bong tróc lớp bê tông bảo vệ.

Hơn thế nữa, quá trình nước thấm vào bên trong bê tông, hòa tan các chất trong bê tông, tạo thành môi trường điện hóa, gây ra quá trình ăn mòn các thanh cốt thép bên trong. Quá trình ăn mòn cốt thép làm giảm tiết diện của thép, làm giảm khả năng chịu lực của cột bê tông cốt thép.

3. Giải pháp đổ bê tông cột đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

Đổ bê tông cột yêu cầu lắp đặt cửa chờ hợp lý để đảm bảo quá trình thi công không gặp phải hiện tượng phân tầng và rỗ bề mặt. Việc áp dụng đúng kỹ thuật, như đổ bê tông theo từng lớp nhỏ và kiểm soát tốc độ đổ, sẽ giúp đảm bảo sự đồng nhất, độ bền, và tính toàn vẹn của cột bê tông trong mọi công trình xây dựng.

3.1. Lắp đặt cửa chờ hợp lý

Nên đặt cửa chờ cách nhau khoảng 1m - 1,5m dọc theo chiều cao của cột. Tuy nhiên, khoảng cách này có thể điều chỉnh tùy thuộc vào kích thước cột và yêu cầu kỹ thuật của công trình. Đặt cửa chờ ở những vị trí dễ dàng lắp đặt, tháo dỡ và thuận tiện cho việc đổ bê tông.

GCLD cốp pha và cửa chờ cột
GCLD cốp pha và cửa chờ cột

Lắp dựng cửa chờ cột
Cửa chờ cột bê tông

3.2. Đổ bê tông theo phương pháp tầng lớp

Để đảm bảo chất lượng cột bê tông và tránh hiện tượng rỗ, việc đổ bê tông nên được thực hiện theo từng lớp nhỏ. Lượng bê tông cho mỗi lớp cần được xác định dựa trên kích thước của cửa chờ và chiều cao cột, sao cho khi đầm, hỗn hợp bê tông không bị tràn ra ngoài hoặc thiếu hụt. 

đổ bê tông cột theo phương pháp phân tầng
Đổ bê tông cột theo phương pháp phân tầng

Thông thường, độ dày mỗi lớp bê tông nên nằm trong khoảng 30-50 cm, phù hợp với khả năng đầm của thiết bị và đảm bảo rằng mỗi lớp bê tông được đầm chặt trước khi đổ lớp tiếp theo. Điều này giúp loại bỏ lỗ rỗng và ngăn ngừa hiện tượng phân tầng.

3.3. Tốc độ đổ bê tông

Tốc độ đổ bê tông cần được kiểm soát một cách cẩn thận. Đổ bê tông với tốc độ vừa phải, tránh việc đổ quá nhanh để giảm thiểu nguy cơ phân tầng, nhất là ở những cột có chiều cao lớn. Khi đổ bê tông quá nhanh, các hạt cốt liệu nặng có xu hướng rơi xuống trước, trong khi các hạt nhẹ hơn và nước nằm ở phía trên, dẫn đến phân tầng và rỗ. Theo tiêu chuẩn ACI 304R-00, tốc độ đổ nên được điều chỉnh để đảm bảo dòng chảy đều đặn và kiểm soát tốt quá trình đầm, từ đó giữ được tính đồng nhất của hỗn hợp bê tông và đảm bảo chất lượng kết cấu.

KẾT LUẬN

Đổ bê tông cột đúng kỹ thuật là yếu tố quyết định để đảm bảo chất lượng và độ bền vững của công trình. Với việc lắp đặt cửa chờ hợp lý, kiểm soát tốc độ đổ và thi công theo từng lớp, bạn có thể tránh được các vấn đề như phân tầng và rỗ bề mặt, đồng thời đảm bảo sự thành công cho dự án của mình. Hãy liên hệ với An Phú Design & Build để được tư vấn và thi công xây nhà trọn gói, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật nhé.


AN PHÚ DESIGN&BUILD

🏠 Địa chỉ: 18 Đường số 2 Khu nhà ở Hưng Phú, Khu phố 1, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

📩 Email: anphu.tuvan01@gmail.com

☎️ SĐT: 0934.909.023

👉 Thông tin liên hệ khác:

XÂY NHÀ TRỌN GÓI AN PHÚ - KIẾN TẠO KHÔNG GIAN HẠNH PHÚC!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ KIẾN TRÚC SƯ

Vui lòng để lại số điện thoại để được chúng tôi tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ

Bài tương tự