Bài đăng mới

Móng cọc là gì? Quy trình thi công móng cọc đúng kỹ thuật


mong-coc-la-gi-quy-trinh-thi-cong-mong-coc

Móng cọc là một trong những loại móng phổ biến được sử dụng trong thi công phần cấu trúc móng cho các công trình dân dụng. Loại móng này được sử dụng thường xuyên, đặc biệt phù hợp cho những nơi có nền đất yếu, có nhiều mạch nước ngầm ở phía dưới. Vậy móng cọc là gì? Khi nào thì nên sử dụng móng cọc? Quy trình thi công móng cọc đúng kỹ thuật như thế nào? Hãy cùng xây nhà trọn gói An Phú tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

1. Móng cọc là gì?

Móng cọc là loại móng được sử dụng bằng cách dùng những cọc (được làm từ những vật liệu cứng cáp, có khả năng chịu lực cao), nén sâu xuống dưới nền móng của công trình. Phần móng cọc có tác dụng làm vật trung gian truyền tải trọng lực đến từ công trình xuống sâu phía dưới phần đất cứng.

Đọc thêm: Các loại móng nhà phổ biến trong xây dựng nhà ở hiện nay

12061427_z38018498611879212bd7ef06b551f027f74f2be1ad236
Móng cọc là gì?
 

2. Ưu điểm và nhược điểm của móng cọc

Ưu điểm của móng cọc:

  • Sử dụng móng cọc giúp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu xây dựng vì không phải đổ quá nhiều bê tông cốt thép
  • Móng cọc giúp truyền tải lực đều xuống phần đất sâu trong đất có độ cứng và khả năng chịu lực tốt hơn
  • Vì được làm bằng những vật liệu có độ cứng và khả năng chịu lực cao, móng cọc có độ bền cao, đảm bảo phần cấu trúc của công trình trong lâu dài
  • Giúp tiết kiệm thời gian xây dựng vì có thể đóng cọc hàng loạt, sau đó thì có thể thi công các giai đoạn khác ngay.

2
Ưu điểm của móng cọc

Nhược điểm của móng cọc:

  • Thi công móng cọc đòi hỏi phải có đầy đủ máy móc, thiết bị thì mới tiền hành ép, nén cọc được sâu xuống dưới lòng đất.
  • Vì cọc được cắm sâu xuống dưới nền đất, nên sau này nếu phải dỡ bỏ công trình sẽ rất khó khăn
  • Nếu cọc thi công kém chất lượng hay bị hư hại theo thời gian sẽ khó lòng phát hiện và sử lý được

3. Cấu tạo của móng cọc bao gồm những gì?

Cấu tạo của móng cọc bao gồm 2 phần: phần cọc và phần đài cọc. Phần cọc chính là phần thân chính của cọc, có độ dài và kích thước khác nhau tùy loại công trình. Phần đài là phần liên kết các cọc lại với nhau, tạo thành một khối cọc hoàn chỉnh, góp phần khiến cho quá trình truyền tải được diễn ra đều hơn lên tất cả các cọc. 

mong-coc-3
Cấu tạo của móng cọc bao gồm những gì

4. Móng cọc có bao nhiêu loại?

Móng cọc có hai loại chính đó là móng cọc đài cao và móng cọc đài thấp. 

  • Móng cọc đài cao: là loại móng cọc mà chiều sâu của móng thấp hơn chiều cao của hệ cọc. Loại móng cọc này có khả năng chịu nực nén cao lẫn chịu được tải trọng uốn tốt.
  • Móng cọc đài thấp: là loại móng cọc mà phần cọc được nén hoàn toàn vào phía trong nền đất. Loại móng cọc này có khả năng chịu tải lực nén rất tốt, nhưng lại không chịu được quá nhiều tải trọng uốn.

mong-coc
Các loại móng cọc

5. Móng cọc được làm từ những loại vật liệu gì?

Móng cọc được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Sau đây là các loại vật liệu thường xuyên được sử dụng để làm móng cọc trong các công trình dân dụng:

  • Cọc gỗ: thường được làm từ gỗ bạch đằng, xà cừ, tràm,…
  • Cọc thép: cọc được đúc bằng thép, có độ cứng cao, dễ đục sâu xuống phía dưới lòng đất.
  • Cọc bê tông cốt thép: cọc được làm từ bê tông cốt thép, dùng máy để ép xuống dưới nền đất như cọc gỗ.
  • Cọc khoan: Dùng máy khoan để khoan sâu xuống một độ sâu nhất định, sau đó có thể dùng cọc thép, hoặc tiến hành đổ bê tông cốt thép vào trong lỗ đã khoan.

6. Quy trình thi công móng cọc đúng kỹ thuật

Quy trình thi công móng cọc đúng kỹ thuật bao gồm 5 bước. Sau đây là chi tiết về 5 bước này:

Bước 1: Giải phóng mặt bằng, chuẩn bị nhân công và dụng cụ

Trước khi tiến hành thi công móng cọc, việc đầu tiên cần làm đó chính là giải phóng mặt bằng. Đảm bảo cho nền móng được dọn dẹp sạch sẽ, loại bỏ tất cả các vật cản, cây cối. Trong trường hợp có công trình cũ thì phải tiến hành phá dỡ và dọn dẹp sao cho có được mặt nền đúng kính thước.

1
Giải phóng mặt bằng, chuẩn bị nhân công và dụng cụ

Ngoài ra, trước khi tiến hành thi công móng cọc, phải chuẩn bị đầy đủ nhân công, các dụng cụ và các loại vật liệu cần thiết cho quá trình thi công móng. Dụng cụ và vật liệu nên được tập kết tại một lơi thuận tiện cho việc sử dụng, và nhân công nên được bố trí trước khi thi công.

Bước 2: Tiến hành thi công ép cọc

Khi tiến hành thi công ép cọc, thực hiện tuần tự các công tác sau đây:

  • Xác định vị trí tất cả các điểm ép cọc, đánh dấu
  • Kiểm tra và lắp đặt máy móc ép cọc đúng quy trình, tiến hành đưa vào vị trí ép cọc
  • Tiến hành ép cọc bằng máy theo đúng kỹ thuật cho đến khi đạt được độ sâu như bản vẽ
  • Sau khi ép cọc xong tại một vị trí, tiến hành di chuyển toàn bộ máy móc sang vị trí tiếp theo đã được đánh dấu sẵn và tiếp tục tiến hành ép cọc, cho đến khi hoàn thành hết tất cả các điểm ép cọc đã được đánh dấu.

2
Tiến hành thi công ép cọc bằng máy

Bước 3: Gia công cốt thép và lắp cốt pha

Sau khi đã ép xong hết cọc theo vị trí đúng như bản vẽ bố trí cọc, tiến hành lắp cốt thép cho phần giằng móng phía bên trên. Loại thép, và quy cách lắp cốt thép sẽ tùy vào quy mô và độ phức tạp của công trình, nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ đúng kỹ thuật. Không sử dụng thép đã han gỉ hay lắp thép ngang lỏng lẻo, không cố định. 

3
Gia công cốt thép và lắp cốt pha

Sau khi đã lắp xong toàn bộ cốt thép cho phần móng, tiến hành cố định phần cốt thép đúng vị trí, có thể dùng con kê bê tông để kê phần cốt thép cao lên một khoảng nhất định, chừa chỗ cho lớp bê tông lót. Tiếp đó tiến hành lắp đặt cốt pha theo đúng kỹ thuật và kích thước của giằng móng để chuẩn bị cho việc đổ bê tông móng. Trong trường hợp không sử dụng cốt pha, có thể xây tường quanh giằng móng để thay cho cốt pha.

Đọc thêm: Quy trình lắp dựng cốt thép đúng tiêu chuẩn và những lưu ý

Bước 4: Đổ bê tông giằng móng

Khi đã cố định hoàn toàn phần cốt pha, cũng như cốt thép đã được xếp đúng vị trí và ngay ngắn, tiến hành đổ bê tông phần móng. Quá trình đổ bê tông này nên được diễn ra liên tục và đều đặn cho đến khi đổ xong, để đảm bảo chất lượng cho phần bê tông. 

Đọc thêm: Những lưu ý khi đổ bê tông dầm, sàn, cột

Ngoài ra, nếu trong khi thi công đổ bê tông móng trời mưa, thì nên dùng các biện pháp che chắn, để có thể tiếp tục đổ bê tông cho đến khi xong, tránh hiện tượng ngắt quãng ngừng giữa chừng, gây ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông.

Bước 5: Bảo dưỡng bê tông móng và nghiệm thu

Khi đã hoàn thành xong việc đổ bê tông, chờ đến khi bê tông bắt đầu cứng lại, ta tiến hành công tác bảo dưỡng. Tùy vào điều kiện thời tiết mà ta tiến hành tưới nước thường xuyên để dữ ẩm cho bê tông, đảm bảo cho quá trình thủy phân của bê tông được diễn ra tốt nhất. Ngoài ra, phải chờ đến khi bê tông đã cứng hẳn thì mới tiến hành tháo dỡ cốt pha.

Sau khi đã xong, tiến hành nghiệm thu, và chuẩn bị cho công tác tiếp theo.

Đọc thêm: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG ĐÚNG KỸ THUẬT 2023

7. Những lưu ý khi thi công móng cọc

Để đảm bảo việc thi công móng cọc diễn ra tốt nhất, có chất lượng cao, thì nên lưu ý những điều sau đây:

  • Bước chuẩn bị phải làm thật kỹ lưỡng, máy móc thiết bị phải đảm bảo hoạt động tốt, cọc dùng để đóng cũng phải được vận chuyển đầy đủ và sắp xếp đúng chỗ.
  • Tùy vào độ cứng của mặt nền mà nên lựa chọn loại vật liệu cho cọc phù hợp. Thường thì sử dụng cọc bê tông cốt thép là đơn giản và tối ưu nhất.
  • Phải tính toán trọng tải công trình trước khi bố trí các hệ tim cọc, giúp cho việc phân bổ trọng tải một cách đều đặn và hợp lý.
  • Kiểm tra chất lượng đất hoặc làm khảo sát địa chất trước kỹ, để biết được mặt nền cứng hay mềm tới đâu, từ đó lựa chọn chiều dài (hoặc chiều sâu) cho cọc sao cho phù hợp.

8. Tại sao lại chọn dịch vụ xây nhà trọn gói của An Phú

Sau khi đọc qua bài viết về Thời gian hoàn thành một dự án xây nhà trọn gói  ở trên, hy vọng bạn có thể biết được thêm nhiều hơn về quy trình làm việc cũng như tiến độ hoàn thành của chúng tôi. Tại xây nhà trọn gói An Phú, việc tạo ra được một sản phẩm chuẩn, với chất lượng cao nhất cho khách hàng là một trong những tiêu chí hàng đầu của chúng tôi. Nếu bạn đang có nhu cầu xây nhà và đang tìm kiếm nhà thầu, hãy thảm khảo ngay các dịch vụ của Xây nhà trọn gói An Phú nhé. Sau đây là phần tổng hợp lại những lý do tại sao bạn nên chọn xây nhà trọn gói An Phú:

Giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xây nhà trọn gói

Được thành lập từ năm 2015, xây nhà trọn gói An Phú tính tới thời điểm hiện tại đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây nhà trọn gói. Với hơn 100 công trình đã xây lên, trải khắp các tỉnh ở địa bàn miền Nam Việt Nam,  xây nhà trọn gói An Phú đã trải qua rất nhiều khó khăn và thách thức để có thể mang đến những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng của mình. Chúng tôi tự tin rằng, với kinh nghiệm và sự phát triển bền bỉ trong gần một thập kỷ vừa qua, xây nhà trọn gói An Phú sẽ luôn sẵn sàng phục vụ và giúp khách hàng của mình xây lên những căn nhà mà họ mơ ước.

banner-an-phú-3
Xây nhà trọn gói An Phú là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây nhà trọn gói

Đội ngũ chuyên viên tài năng và nhiệt huyết

Đây chính là điểm cốt lõi tạo nên giá trị cho thương hiệu của xây nhà trọn gói An Phú. Với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, và dày dặn về mặt kinh nghiệm. Đội ngũ KTS và kỹ sư xây dựng ở xây nhà trọn gói An Phú luôn có tinh thần nhiệt huyết và cống hiến hết mình để phục vụ khách hàng. Đến với xây nhà trọn gói An Phú, quý khách hàng sẽ thấy được sức trẻ và nhiệt huyết đến từ độ ngũ chuyên viên của chúng tôi, và đảm bảo rằng mọi nhu cầu và tiếng lòng của khách hàng sẽ được chúng tôi lắng nghe, thấu hiểu và biến nó thành hiện thực.

doi-ngu-an-phu-design-build-65
Xây nhà trọng gói An Phú có đội ngũ chuyên viên tài năng và nhiệt huyết

Có đầy đủ những trang thiết bị hiện đại nhất

Khi nhắc đến việc xây nhà, không chỉ yếu tố con người mà những dụng cụ, máy móc được sử dụng cũng vô cùng quan trọng trong việc quyết định chất lượng của một căn nhà. Chính vì điều này, xây nhà trọn gói An Phú luôn trang bị và nâng cấp cho đội ngũ của mình từ mảng thiết kế đến thi công, những dụng cụ và máy móc với công nghệ tiên tiến nhất để có thể phục vụ cho mọi nhu cầu của khách hàng và đảm bảo chất lượng cho công trình.

nice-pics
Xây nhà trọn gói An Phú có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại

Quy trình làm việc và pháp lý rõ ràng

Đến với xây nhà trọn gói An Phú, chủ đầu tư sẽ không bao giờ phải lo lắng hay bận tâm nhiều về vấn đề pháp lý và quy trình làm việc. Chúng tôi sẽ đảm bảo mọi mặt cho chủ đầu tư về pháp lý, từ xin giấy phép xây dựng, đến hoàn công. Và chúng tôi luôn luôn rõ ràng và lành mạch với chủ đầu tư của mình, mọi điều đã đồng ý và thỏa thuận sẽ được ghi rõ ràng trong hợp đồng khi ký kết. Xây nhà trọn gói An Phú đảm bảo với chủ đầu tư một quy trình làm việc chuyên nghiệp, thuận tiện và phù hợp nhất đối với nhu cầu và mong muốn của chủ đầu tư.

shake-hand-5
Xây nhà trọn gói An Phú có quy trình làm việc đơn giản, hiệu quả và đầy đủ, minh bạch về pháp lý

Xây nhà trọn gói An Phú - luôn luôn đặt chữ tín lên hàng đầu

Với mục tiêu kinh doanh bền vững và xây dựng thương hiệu uy tín, xây nhà trọn gói An Phú luôn cam kết tuân theo những  tiêu chí mà mình đã đặt ra khi phục vụ cho khách hàng. Điều này đã được kiểm chứng qua rất nhiều công trình mà xây nhà trọn gói An Phú đã thực hiện trong nhiều năm vừa qua. Chính vì thế, xây nhà trọn gói An Phú đang dần trở thành một thương hiệu uy tín tại miền Nam trong lĩnh vực xây nhà trọn gói. Với chúng tôi, kinh doanh là phải đặt chữ tín lên hàng đầu, và phải đảm bảo sản phẩm của mình đạt chất lượng tốt nhất và đúng theo nhu cầu của khách hàng.

10291429_xay-nha-tron-goi-an-phu
Xây nhà trọn gói An Phú luôn đặt chữ tín lên hàng đầu khi làm việc với khách hàng

Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế, thi công xây nhà trọn gói, hãy liên hệ ngay với xây nhà trọn gói An Phú để nhận được tư vấn và báo giá miễn phí ngay trong ngày hôm nay nhé!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm về báo giá mới nhất cho dịch vụ xây nhà trọn gói của An Phú tại đây.

XÂY NHÀ TRỌN GÓI AN PHÚ - KIẾN TẠO KHÔNG GIAN SỐNG!



TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ KIẾN TRÚC SƯ

Vui lòng để lại số điện thoại để được chúng tôi tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ