Bài đăng mới

Cách ép cọc bê tông cho nhà liền kề an toàn hiệu quả


khoan dẫn

Ép cọc bê tông là quá trình sử dụng lực nén mạnh để đưa các cọc bê tông đúc sẵn xuống sâu trong lòng đất tại những vị trí được xác định theo bản vẽ thiết kế. Phương pháp này gia tăng khả năng chịu tải của móng, ngăn chặn tình trạng sụt lún và đảm bảo tính ổn định, bền vững cho toàn bộ kết cấu công trình. Bài viết dưới đây, An Phú Design sẽ giới thiệu chi tiết cách thực hiện ép cọc bê tông trong điều kiện nền đất không đồng nhất cho nhà phố liền kề nhé!

1. Rủi ro tiềm ẩn khi ép cọc bê tông cho nhà liền kề

1.1. Lún lệch móng nhà khi ép cọc bê tông

Trong các khu vực đô thị có điều kiện địa chất phức tạp, đặc biệt là ở những nơi nền đất không đồng nhất, quá trình ép cọc bê tông cho nhà liền kề thường tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi đất không có sự đồng đều về độ chịu tải, cọc bê tông có thể chịu tải trọng khác nhau. Khi cọc đi qua các tầng đất cứng, các lớp cát có bề dày lớn, địa chất phức tạp, xen kẽ nhiều lớp thấu kính khiến cọc không thể xuyên qua do xuất hiện độ chối giả, nổ cọc.

khoan dẫn 6
Cọc bị nổ khi ép tải trọng không thích hợp với lớp nền đất cứng

Điều này dẫn đến lún không đều ở móng, gây nghiêng lệch và nứt tường, sàn nhà. Đặc biệt, nếu không kiểm soát tốt, độ lệch của móng có thể gây mất an toàn cho cả công trình. Theo các báo cáo khảo sát địa chất ở khu vực đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều khu vực có sự phân bố địa chất phức tạp, với các lớp đất yếu xen kẽ. Trong các trường hợp như vậy, nguy cơ lún lệch móng có thể lên tới 20% nếu không sử dụng đúng phương pháp ép cọc.

1.2. Không đạt chiều sâu thiết kế khi ép cọc bê tông

Chiều sâu thiết kế của cọc bê tông là một yếu tố then chốt quyết định khả năng chịu tải của công trình. Khi cọc không đạt được độ sâu này, tải trọng không được truyền đủ xuống các tầng đất chịu lực tốt, dẫn đến công trình mất ổn định. Điều này thường biểu hiện rõ nhất khi thi công phần khung, khiến khung nhà chịu tải kém và gây ra sự chênh lệch kết cấu.

Theo tiêu chuẩn xây dựng TCVN 9394:2012, chiều sâu cọc ép phải đảm bảo cọc nằm trên tầng đất chịu lực tốt, thông thường là từ 8 đến 25m tùy theo loại địa chất. Khi cọc không đạt độ sâu này, nhẹ thì ảnh hưởng đến thẩm mỹ công trình, nặng thì có thể gây sụt lún cục bộ.

1.3. Ảnh hưởng đến công trình lân cận

Ở những khu vực nhà liền kề, việc ép cọc bê tông thường tạo ra các rung động mạnh, đặc biệt khi gặp nền đất cứng hoặc các vật cản trong đất như đá, cọc cũ. Những rung động này có thể gây hư hại cho các công trình lân cận, nhất là với những căn nhà đã xây dựng lâu đời hoặc có nền móng yếu.

Một trong những hiện tượng phổ biến là trồi đất—xảy ra khi đất từ móng nhà bên cạnh bị dồn nén và đẩy sang hố đào ép cọc. Hiện tượng này không chỉ làm giảm khả năng chịu tải của nền móng nhà liền kề mà còn gây ra sụt lún và nứt tường.

2. Phương pháp hạn chế rủi ro khi ép cọc cho nhà liền kề

2.1. Khoan dẫn trước khi ép cọc bê tông

Khoan dẫn ép cọc là một phương pháp thi công phổ biến trong xây dựng, đặc biệt tại các khu vực có địa chất yếu hoặc phức tạp. Quá trình này sử dụng kỹ thuật khoan tạo lỗ dẫn trước khi ép cọc nhằm đảm bảo độ chính xác và ổn định cho việc ép cọc sau này. Trong quá trình khoan, dung dịch bentonite thường được bơm vào lỗ khoan để ổn định thành vách, ngăn chặn hiện tượng sập thành và sụt lún, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho việc ép cọc đạt hiệu quả cao và chính xác về mặt kỹ thuật.

khoan dẫn 5
Nghiêm thu lỗ khoan dẫn

⇒ Video dưới đây là quy trình khoan dẫn cho nhà phố 6 tầng tọa lạc tại quận Tân Phú của công ty An Phú Design.

2.2. Sử dụng đa dạng chiều dài cọc bê tông cho nền đất không đồng nhất

Để xác định được nền đất của công trình có thuộc diện nền đất yếu, không đồng đều hay không. Thì phải qua quá trình khảo sát địa chất bao gồm các công tác: Sondage, thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT), thí nghiệm nén tĩnh, thí nghiệm cắt trực tiếp,... Những số liệu sau khi thực hiện các quy trình khảo sát thì sẽ được tổng hợp lại trong bộ hồ sơ khảo sát địa chất. Từ đó có thể xác định được chiều sâu lỗ khoan và chiều dài cọc bê tông phù hợp.

khoan dẫn 9
Sử dụng cọc bê tông vuông có chiều dài đang dạng 7m,8m,9m cho nền đất không đồng nhất

3. Cách ép cọc bê tông cho nhà liền kề chi tiết

3.1. Khảo sát địa chất

Trước khi triển khai thi công, việc khảo sát địa chất là bước không thể thiếu, nhằm đánh giá chính xác tính chất và khả năng chịu tải của từng lớp đất. Theo tiêu chuẩn TCVN 9351:2012 “Khảo sát địa kỹ thuật cho xây dựng”, trong đó xác định độ nén lún và khả năng chịu tải của đất, đặc biệt quan trọng với nền đất không đồng nhất. Kết quả khảo sát thường cho thấy khả năng chịu tải dao động từ 10-25 tấn/m², giúp quyết định chiều dài và phương án thi công cọc hợp lý.

Ngoài ra, khảo sát địa hình khu vực xung quanh nhằm lên kế hoạch di chuyển máy móc và vật liệu một cách an toàn, không gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận hay giao thông. Điều này đặc biệt cần thiết trong các khu vực đô thị, nơi không gian thi công hạn chế.

Xem thêm: Khảo sát địa chất là gì? Tại sao phải khảo sát địa chất trước khi xây nhà.

3.2. Chuẩn bị cọc BTCT vuông 250x250mm và máy ép cọc bê tông

Cọc BTCT vuông 250x250mm thường có chiều dài từ 6-12m, được sản xuất với mác bê tông tối thiểu M250 và sử dụng thép chủ 4d16 hoặc 4d18. Trong quá trình vận chuyển, cần đảm bảo cọc không bị nứt vỡ bằng cách sử dụng phương tiện chuyên dụng như xe cẩu.

Máy ép cọc phải có tải trọng từ 60-80 tấn, được vận chuyển và lắp đặt. Quá trình lắp đặt phải đảm bảo máy ép, khung và cọc thẳng đứng, không bị lệch trục, để đảm bảo hiệu suất thi công. Kiểm tra tiêu chuẩn của máy ép dựa trên tờ giấy kiểm tra.

Sau đó di chuyển cọc BTCT và máy ép cọc bê tông vào khu vực chuẩn bị thi công. Mặt bằng phải được dọn dẹp sạch sẽ những xà bần hậu tháo dỡ nhà và xác định lại vị trí tim cọc để dễ dàng thi công ép cọc hơn.

3.3. Thi công ép thử cọc

Ép thử cọc là bước quan trọng nhằm kiểm tra điều kiện thực tế của nền đất. Cọc thử thường được ép ở 1/3 số tim cọc và tải trọng thử lớn hơn 1.5 lần tải trọng thiết kế. Kết quả ép thử giúp điều chỉnh chiều dài cọc phù hợp với từng khu vực có địa chất khác nhau.

Trong nền đất không đồng nhất, cần sử dụng cọc với chiều dài đa dạng từ 8-12m để đảm bảo cọc cắm vào lớp đất có khả năng chịu tải tốt, thường đạt cường độ từ 20-30 tấn/m². Việc ép thử cũng giúp giảm thiểu rủi ro lún cọc sau khi công trình đưa vào sử dụng. 

4 Bước ép cọc thử đối với các công trình nhà phố:

  • Trong đợt tập kết đầu tiên cần vận chuyển đủ số lượng cọc (⅓ số tim cọc) để ép cọc và kiểm tra địa chất tại khu vực thi công. 
  • Cọc bê tông bán sẵn trên thị trường hiện nay có chiều dài dao động từ 3-6m, thép chủ là 4d14 và mác bê tông cọc là M200. Đơn vị thi công cần tính toán phù hợp để tiết kiệm số lượng cọc, hạn chế tình trạng phá đầu cọc gây lãng phí. Với những công trình có quy mô lớn hơn, cọc nên được thiết kế bởi các đơn vị thiết kế nhằm đảm bảo khả năng chịu lực tốt nhất. 
  • Độ ngầm cọc thường dao động trong khoảng 10 - 15cm nên đỉnh cọc ép cần đảm bảo từ 40-50 cm, để khi đập đầu cọc vẫn đủ chiều dài cọc thép đưa vào đài theo tiêu chuẩn. 
  • Vận chuyển cọc bê tông và thiết bị thi công về khu vực ép cọc, tiến hành chia cọc theo từng nhóm.

3.4. Tiến hành thi công ép cọc bê tông

Sau khi hoàn tất ép thử và điều chỉnh theo thực tế, quá trình ép cọc chính thức được tiến hành. Trước khi ép, máy ép và cọc được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo mọi hệ thống đều thẳng đứng và không bị lệch.

Cọc được đưa vào vị trí và ép với tốc độ không vượt quá 1cm/giây. Khi đoạn mũi cọc đạt độ sâu yêu cầu, kỹ sư tiến hành nối các đoạn cọc tiếp theo. Mối nối phải được hàn cẩn thận và kiểm tra độ chính xác để đảm bảo không xảy ra sai lệch trong quá trình tiếp tục ép. 

khoan dẫn
Tiến hành ép cọc bê tông vuông cho nhà liền kề

6 Bước thi công ép cọc bê tông gồm:

  • Liên kết thiết bị ép với hệ thống dầm chất đối trọng hoặc hệ thống neo chắc chắn, sau đó kiểm tra cọc lại lần nữa. 
  • Dùng cần trục đưa cọc vào các vị trí ép. 
  • Tiến hành ép đoạn mũi cọc (đã được định vị chính xác về vị trí và độ thẳng đứng) với tốc độ ép tối đa là 1cm/sec.
  • Sau khi ép xong đoạn mũi thì tiến hành nối đoạn giữa. Ở những đầu cọc có bản mã và lỗ ở giữa để đặt ty sắt, nhằm mục đích cố định 2 đầu cọc với nhau. Bước thứ hai, thợ sẽ sử dụng bản mã thép V để gia cường 4 góc ngoài của 2 đầu cọc nối. Kế tiếp, các bạn thợ hàn nối 2 đầu cọc lại với nhau và cuối cùng là xịt thêm lớp sơn chống gỉ để đảm bảo chất lượng cọc lâu dài.

khoan dẫn 8
Cọc đã được nối và đang tiến hàng xịt sơn chống gỉ

  • Sau khi hàn cần kiểm tra độ thẳng đứng của cọc bê tông, đảm bảo hai đoạn nối nằm trên cùng một trục. Sau khi đã căn chỉnh và nối xong thì ép với áp lực 3-4kd/cm2. 

khoan dẫn 3
Kiểm tra độ thẳng đứng trong quá trình ép cọc

  • Trong giai đoạn đầu, tốc độ ép cọc tối đa là 1cm/sec. Sau đó, tốc độ có thể tăng nhưng không vượt quá 2cm/sec.

3.5. Nghiệm thu cọc bê tông sau khi ép

Sau khi hoàn thành ép cọc, quy trình nghiệm thu được tiến hành nhằm xác định chất lượng và khối lượng cọc đã ép. Việc nghiệm thu bao gồm kiểm tra độ sâu thực tế của cọc, đảm bảo cọc đã chạm tới lớp đất có khả năng chịu tải theo thiết kế.

Các mối nối và độ lệch trục của cọc cũng được kiểm tra, với sai số không được vượt quá 1% chiều dài cọc. Biên bản nghiệm thu sẽ là cơ sở để xác nhận khối lượng thi công và thanh toán hợp đồng cho đơn vị thi công.

Xem thêm: 2 phương pháp ép cọc bê tông phổ biến cho nhà phố.

Hãy liên hệ với An Phú Design & Build  qua hotline: 0934.909.023 để chúng tôi có thể tư vấn và cùng bạn kiến tạo nên không gian sống lý tưởng. An Phú Design luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong mọi dự án, mang lại những công trình vượt trội thời gian về chất lượng và đẳng cấp.

Xem thêm

Báo giá thi công trọn gói nhà 2024 >>>

Báo giá thi công phần thô nhà phố 2024 >>>


AN PHÚ DESIGN&BUILD

🏠 Địa chỉ: 18 Đường số 2 Khu nhà ở Hưng Phú, Khu phố 1, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

📩 Email: anphu.tuvan01@gmail.com

☎️ SĐT: 0934.909.023

👉 Thông tin liên hệ khác:

XÂY NHÀ TRỌN GÓI AN PHÚ - KIẾN TẠO KHÔNG GIAN HẠNH PHÚC!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ KIẾN TRÚC SƯ

Vui lòng để lại số điện thoại để được chúng tôi tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ

Bài tương tự