Bài đăng mới

Móng đơn là gì? Quy trình thi công móng đơn đúng kỹ thuật


mong-don-la-gi-quy-trinh-thi-cong-mong-don

Móng đơn là một trong những loại móng phổ biến, thường xuyên được sử dụng trong các công trình dân dụng. Loại móng này có đặc điểm, cấu tạo đơn giản, dễ thi công và có khả năng chịu tải tốt, phù hợp với khá nhiều loại đất nên rất được ưa chuộng. Vậy móng đơn là gì? Khi nào thì nên sử dụng móng đơn cho việc xây nhà? Quy trình thi công móng đơn đúng kỹ thuật thì như thế nào? Hãy cùng Xây nhà trọn gói An Phú tìm hiểu ở bài viết phần dưới đây.

1. Móng đơn là gì?

Móng đơn là một loại móng nông, có tác dụng truyền tải phần lực từ cột hoặc trùm cột chính của công trình xuống phần đất nền. Móng đơn thường được sử dụng cho những công trình có tải trong nhẹ và vừa phải như nhà cấp 4, nhà phố từ 4 tầng đổ xuống,… trên nền đất tốt, có độ cứng khá cao và ổn định.

quy-trinh-cac-buoc-thi-cong-mong-don
Móng đơn là gì?

Móng đơn có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy thuộc vào mức độ công trình thực tế. Móng đơn có thể hình khối tròn, hình vuông, hình chữ nhật,… Được đánh giá là loại móng đơn giản và hiệu quả, móng đơn là một biện pháp hiệu quả giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng phần móng của công trình.

Đọc thêm: Các loại móng nhà phổ biến trong xây dựng nhà ở hiện nay

mong-don
Móng đơn có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau

2. Có bao nhiêu loại móng đơn?

Khi phân loại móng đơn, có rất nhiều tiêu chí và đặc điểm được dùng để phân loại sao cho hợp lý và dễ nhớ. Tùy vào trường hợp thực tế mà người ta phân móng đơn thành từng loại theo kết cấu, theo tâm chịu lực, theo chất liệu được sử dụng, theo phương thức chế tạo và theo độ cứng. Sau đây là các loại móng đơn theo từng cách phân loại trên:

Phân loại móng đơn dựa vào độ cứng:

Dựa vào độ cứng, móng đơn được chia làm 3 loại như sau:

  • Móng đơn mềm: Là loại móng đơn có khả năng biến dạng lớn, uốn theo sự thay đổi và phân bố của trọng tải.
  • Móng đơn cứng: Là loại móng cứng, thường không bị biến dạng và dữ nguyên một đường thẳng khi chịu tải lực
  • Móng đơn vừa: Là loại móng vừa phải, có độ cứng cao, nhưng vẫn có thể biến dạng và uốn theo sự thay đổi và phân bố của trọng tải

Phân loại móng đơn dựa đặc điểm trọng tải:

Dựa vào đặc điểm trọng tải thì ta có 5 loại móng đơn sau:

  • Móng đơn chịu tải đúng trọng tâm
  • Móng đơn chịu tải lệch tâm
  • Móng công trình cao như tháp nước, bể chứa
  • Móng thường chịu lực ngang lớn như tường chắn, đập nước
  • Móng chịu tải thẳng đứng, moment nhỏ

Phân loại móng đơn dựa trên phương thức chế tạo

Dựa vào phương thức chế tạo, móng đơn được chia làm 2 loại sau:

  • Móng đơn toàn khối: Được thi công và thực hiện ngay tại công trình 
  • Móng đơn ghép: Được tạo thành những hình khối có sẵn tại xưởng sản xuất, sau đó đem đến công trình lắp ghép thành móng.

Phân loại móng đơn dựa trên chất liệu:

Dựa trên chất liệu, móng đơn được phân loại như sau:

  • Móng đơn thép
  • Móng đơn cừ tràm

Trên thực tế, để lựa chọn loại móng đơn thích hợp, phải tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm địa chất của công trình để ra quyết định sao cho phù hợp nhất.

3. Cấu tạo của móng đơn bao gồm những gì?

Cấu tạo của móng đơn bao gồm 4 phần:

  • Lớp bê tông lót: thường dày 1cm nằm dưới đáy của phần móng 
  • Móng(bản móng): Là phần móng chính, có hình thái và kích thước khác nhau tùy thuộc vào loại vật liệu được sử dụng.
  • Cổ móng: là phần tiếp giáp với phần cột chính của ngôi nhà, thường sẽ có kích thước lớn hơn phần cột chính một chút.
  • Giằng móng: Là phần khung có tác dụng ngăn tường bên trên và giảm độ lún giữa các móng.

quy-trinh-cac-buoc-thi-cong-mong-don
Cấu tạo móng đơn

Ta có thể thấy phần cấu tạo của móng đơn rất đơn giản, dễ hiểu. Tuy nhiên, trong thực tế, nếu khi thi công không đúng kỹ thuật hay làm sai, làm ẩu, có thể khiến cho phần móng giảm chất lượng và mất đi công dụng của nó. Phần tiếp theo đây là quy trình thi công móng đơn đúng kỹ thuật để bạn có thể tham khảo qua.

4. Quy trình thi công móng đơn đúng kỹ thuật

Quy trình thi công móng đơn đúng kỹ thuật gồm có 5 bước. Chi tiết về 5 bước như sau:

Bước 1: Giải phóng mặt bằng, chuẩn bị nhân công à dụng cụ

Trước khi tiến hành thi công móng đơn, việc đầu tiên cần làm đó chính là giải phóng mặt bằng. Đảm bảo cho nền móng được dọn dẹp sạch sẽ, loại bỏ tất cả các vật cản, cây cối. Trong trường hợp có công trình cũ thì phải tiến hành phá dỡ và dọn dẹp sao cho có được mặt nền đúng kính thước.

Ngoài ra, trước khi tiến hành thi công móng đơn, phải chuẩn bị đầy đủ nhân công, các dụng cụ và các loại vật liệu cần thiết cho quá trình thi công móng. Dụng cụ và vật liệu nên được tập kết tại một lơi thuận tiện cho việc sử dụng, và nhân công nên được bố trí trước khi thi công.

Bước 2: Tiến hành đào hố móng

Sau khi đã có mặt bằng sạch sẽ, tiến hành đo đạc và định vị hệ tim trục của phần móng. Dựa trên hệ tim trục này, cho tiến hành đóng cọc hoặc đào hố móng. Việc đào hố móng phải đúng với kích thước và quy chế đã có quy định trong bản vẽ. Trong trường hợp đất yếu, sau khi đã đào xong hố móng, có thể gia cố thêm bằng cách đóng cọc tiếp cho phần hố móng.

Bước 3: Đổ bê tông lót

Khi đã có được hố móng đúng kích thước, tiến hành dọn sạch đất vụn trong hố móng, và đổ phần bê tông móng với độ dày phù hợp. Lưu ý khi đổ lớp bê tông lót phải làm sao cho lớp bê tông này được bằng phẳng, để có thể tạo nền ổn định cho phần móng chính.

Bước 4: Chuẩn bị cốt thép và lắp cốt pha

Tiếp đến, tiến hành thi công lắp cốt thép cho từng hố móng. Lựa chọn loại thép đúng quy chuẩn khi làm móng, mật độ thép dọc và thép ngang tùy theo tính toán trọng tải của công trình để có con số chính xác nhất. 

Sau khi đã thi công xong phần cốt thép, tiến hành gia cố phần cố thép cho ngay ngắn, sau đó tiến hành lắp cốt pha cho từng hố móng. Lưu ý phải sử dụng cốt pha có bề mặt tốt, tránh sử dụng cốt pha gỗ đã cũ, bị mục nát hay cốt pha bằng sắt thép đã bị han rỉ, làm giảm chất lượng của phần móng đơn.

bo-tri-thep-mong-don
Chuẩn bị cốt thép và lắp cốt pha

Bước 5: Đổ bê tông móng và bảo dưỡng

Sau khi đã lắp đặt cốt pha hoàn chỉnh, phần cốt thép đã được gia cố ngay ngắn, tiến hành cho đổ bê tông phần móng đơn. Lưu ý, trước khi đổ bê tông phải đảm bảo bên trong phần hố móng không có nước hay bất cứ dị vật gì, gây ảnh hưởng đến chất lượng của móng.

Đổ bê tông xong, tiến hành tưới nước bảo dưỡng sau khi móng đã khô, để đảm bảo độ ẩm cho quá trình thủy phân của xin măng, khiến cho khối móng đơn có chất lượng cứng cáp nhất. Ngoài ra, trong quá trình đổ bê tông móng nếu gặp trời mưa, thì lên tiến hành sử dụng bạt hay các phương pháp che đậy khác để đảm bảo chất lượng cho phần móng.

do-be-tong-cho-mong-don
Đổ bê tông móng và bảo dưỡng

5. Những lưu ý khi thi công móng đơn

Sau đây là những lưu ý khi thi công móng đơn chuẩn kỹ thuật, đảm bảo chất lượng:

  • Không nên đào móng quá sâu, nếu trong trường hợp đất nền yếu, sử dụng cọc để gia cố thêm cho phần hố móng.
  • Hố móng lên được che đậy kỹ, tránh để dị vật rơi vào hay để trời mưa làm ngập nước, gây mất công sức và thời gian dọn dẹp
  • Khi đã thi công thép móng xong, tiến hành dùng bao linon che đậy lại các hố móng, nhằm tránh các dị vật hay nước ngập vào trước khi đổ bê tông
  • Trước khi đổ bê tông móng, hãy tiến hành kiểm tra từng hố móng một, đảm bảo các hố móng đều sạch sẽ, không có nước bên trong.
  • Phần đất đào ra từ hố móng lên sử lý tại chỗ bằng cách xan lấp và nèn xuống mặt nền công trình.

mong-don
Những lưu ý khi thi công móng đơn

Bài viết phía trên là tổng quan về móng đơn và quy trình thi công móng đơn. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu hơn về loại móng phổ biến này, và có thêm thông tin để ra quyết định cho việc xây nhà của mình. 

Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế, thi công xây nhà trọn gói, hãy liên hệ ngay với xây nhà trọn gói An Phú để nhận được tư vấn và báo giá miễn phí ngay trong ngày hôm nay nhé!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm về báo giá mới nhất cho dịch vụ xây nhà trọn gói của An Phú tại đây.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ KIẾN TRÚC SƯ

Vui lòng để lại số điện thoại để được chúng tôi tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ