Bài đăng mới

Quy trình chống thấm sàn mái đúng cách & hiệu quả cao

Chống thấm sàn mái là một công đoạn vô cùng quan trọng để đảm bảo sự an toàn và bền vững cho căn nhà của bạn.


quy-trinh-chong-tham-san-mai

Chống thấm sàn mái là một công đoạn vô cùng quan trọng để đảm bảo sự an toàn và bền vững cho căn nhà của bạn. Bài viết dưới đây, xây nhà trọn gói An Phú sẽ giới thiệu về quy trình chống thấm sàn mái, cùng với những lưu ý để hạn chế các sự cố liên quan đến thi công chống thấm nước trên mái nhà. 

1. Quy trình chống thấm sàn mái đạt hiệu quả cao

Để thực đảm bảo được sàn mái nhà có độ bền cao, chống thấm nước tốt, tránh hiện tượng ngấm nước vào sơn bên trong nhà khi trời mưa lớn, ta phải tiến hành quy chình chống thấm sàn mái đúng tiêu chuẩn ngay từ đầu. Sau đây là các bước trong quy trình chống thấm sàn mái đạt hiệu quả cao, cùng với những lưu ý khi thi công chống thấm sàn mái:

2023_07_28_08_49_IMG_2837
Quy Trình Chống Thấm Sàn Mái

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sàn

  • Băm, đục để làm sạch các lớp hồ vữa xi măng trên sàn bê tông để lộ ra bề mặt bê tông kết cấu.
  • Kiểm tra các đường nứt và đục sâu và rộng cho tới khi đến phần bê tông đặc chắc thì dừng lại.
  • Đục rãnh xung quanh các lỗ đặt ống thoát nước xuyên sàn bê tông, sau đó đặt sản phẩm dừng nước và cố định lại bằng vữa đổ.

z4826257512988_511ce92be5956098a2ee975c313cc793
Chuẩn bị bề mặt sàn

Bước 2: Pha trộn vật liệu

  • Pha trộn các loại vật liệu với mức độ theo chỉ định của nhà sản xuất.
  • Đối với vật liệu chống thấm khò nóng bitum, cần thực hiện công đoạn khò yêu cầu thợ phải thật kinh nghiệm, tránh trường hợp khò quá nóng hoặc sơ sài.
  • Đối với vật liệu chống thấm quét, phun hóa chất, cần thực hiện quét đều lớp chống thấm để tăng hiệu quả chống thấm cho công trình.

z4820074793343_aa90c0ee3bc77040c44451862a05fa2d
Pha trộn các loại vật liệu

Bước 3: Cán vữa bảo vệ lớp chống thấm

Sau khi thi công lớp màng chống thấm, cần cán một lớp vữa bảo vệ để đóng vai trò như màng bảo vệ và tạo dốc cho bề mặt tránh đọng nước.

z4826257509841_2d5a2abb098493d8e3c3d9f65edd2404
Cán vữa bảo vệ lớp chống thấm

Bước 4: Thử độ thấm dột và nghiệm thu công trình

  • Sau 24 giờ thi công lớp chống thấm cuối cùng hoàn thành, cần thử độ thấm dột bằng cách ngâm thử nước trong vòng 24 giờ.
  • Sau đó, tiến hành nghiệm thu công trình.
  • Việc chống thấm sàn mái rất quan trọng để gia tăng tuổi thọ công trình. Thực hiện đúng quy trình chống thấm sàn mái sẽ mang lại hiệu quả tối ưu.

2023_07_28_08_51_IMG_2849
Quy Trình Chống Thấm Sàn Mái

2. Lưu ý khi thi công chống thấm sàn mái an toàn & hiệu quả

Khi thi công chống thấm sàn mái, việc đảm bảo hiệu quả của quá trình là vô cùng quan trọng để tránh các rủi ro như rò rỉ nước và hư hỏng công trình. Dưới đây là những lưu ý cần được lưu ý khi thi công chống thấm sàn mái để đạt hiệu quả tối ưu.

  • Chuẩn bị bề mặt sàn chống thấm đúng cách: Việc chuẩn bị bề mặt sàn chống thấm bao gồm băm, đục và làm sạch các lớp hồ vữa xi măng trên sàn bê tông. Các lỗ đặt ống thoát nước cũng cần được đục và xử lý đúng cách để tránh rò rỉ nước. Nếu bề mặt chưa được chuẩn bị đúng cách, lớp chống thấm sẽ không bám chặt và sớm bị hư hỏng.
  • Pha trộn vật liệu chống thấm đúng tỷ lệ: Việc phối trộn vật liệu chống thấm phải được thực hiện đúng tỷ lệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu phối trộn không đúng, lớp chống thấm sẽ không có độ bền và độ kín tối ưu.
  • Thi công lớp màng chống thấm đều tay: Khi thi công lớp màng chống thấm, cần trải màng đều tay và tránh để chứa bọt khí dưới lớp màng. Nếu lớp màng chống thấm bị đục thủng hoặc để chứa bọt khí, lớp chống thấm sẽ không đạt hiệu quả.
  • Cán vữa bảo vệ lớp chống thấm: Sau khi thi công lớp màng chống thấm, cần cán một lớp vữa bảo vệ để đóng vai trò như màng bảo vệ cũng như tạo dốc cho bề mặt tránh đọng nước. Lớp vữa bảo vệ này sẽ giúp tăng độ bền và độ kín của lớp chống thấm.
  • Thử độ thấm dột và nghiệm thu công trình: Sau khi hoàn thành thi công, cần thử độ thấm dột bằng cách ngâm thử nước trong vòng 24 giờ. Nếu không có rò rỉ nước, tiến hành nghiệm thu công trình để đảm bảo độ kín và hiệu quả của lớp chống thấm.

z4826257509701_6ce711d7559e1b3747e5831b8e1ec8a1
Lưu ý khi chống thấm sàn mái

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về quy trình chống thấm sàn mái, cách sử dụng vật liệu chống thấm và kỹ thuật sửa chữa để đảm bảo mái nhà an toàn và bền vững trong thời gian dài. 

Áp dụng đúng quy trình và chọn lựa sản phẩm chất lượng sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro và chi phí không đáng có liên quan đến thấm nước trên mái nhà. Xây nhà trọn gói An Phú luôn bảo đảm tuân thủ đúng theo quy trình trên trong các dự án xây nhà trọn gói của mình, để đảm bảo chất lượng của công trình cho chủ đầu tư.

Đọc thêm: Thi công phần thô là gì? Công ty thi công phần thô uy tín chất lượng

10291429_xay-nha-tron-goi-an-phu
Xây nhà trọn gói An Phú luôn bảo đảm tuân thủ đúng theo quy trình trên trong các dự án xây nhà trọn gói của mình

Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế, thi công xây nhà trọn gói, hãy liên hệ ngay với xây nhà trọn gói An Phú để nhận được tư vấn và báo giá miễn phí ngay trong ngày hôm nay nhé!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm về báo giá mới nhất cho dịch vụ xây nhà trọn gói của An Phú tại đây.

XÂY NHÀ TRỌN GÓI AN PHÚ - KIẾN TẠO KHÔNG GIAN SỐNG!



TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ KIẾN TRÚC SƯ

Vui lòng để lại số điện thoại để được chúng tôi tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ