Phong cách kiến trúc công nghiệp(Industrial Style)
Công ty xây nhà trọn gói An Phú xin được giới thiệu qua phong cách kiến trúc công nghiệp(Industrial Style)

Trái ngược với phong cách kiến trúc hiện đại hay cổ điển, nơi mà người ta đi tìm sự sang trọng và hoàn mỹ trong từng chi tiết, phong cách kiến trúc công nghiệp lại đi tìm kiếm và làm nổi bật nên sự không hoàn hảo, đôi khi có phần xù xì và thô kệch, để tạo ra một không gian sống độc đáo và thú vị. Với những con người yêu thích sự phá cách, độc đáo và sáng tạo, thì phong cách kiến trúc công nghiệp này là một công cụ để họ làm nổi bật nên sở thích của mình. Vậy phong cách kiến trúc công nghiệp là gì? Những điều gì khiến cho phong cách kiến trúc này trở lên độc đáo? Hãy cũng xây nhà trọn gói An Phú tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
1. Phong cách kiến trúc công nghiệp là gì?
Phong cách kiến trúc công nghiệp hay tiếng anh là Industrial Style, là một trường phái kiến trúc được phát triển vào những năm đầu của thế kỷ 20, sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất sảy ra, để tái tạo lại các công trình đã sụp đổ để làm nơi ở cho những người dân và công nhân, các kiến trúc sư thời đó đã vô tình tạo ra một trường phái kiến trúc độc đáo. Bắt nguồn từ việc tận dụng các khu nhà máy bỏ hoang và biến chúng trở thành nơi tái định cư, các kiến trúc sư đã phát hiện ra vẻ đẹp độc đáo và tinh tế được tạo ra từ những chi tiết không hoàn hảo và ứng dụng nó vào phong cách thiết kế này.
Đọc thêm: Phong cách kiến trúc hiện đại(Modernist Architecture)

Khi nhìn vào bên ngoài hay nội thất bên trong của những công trình được thiết kế theo phong cách này, ta sẽ thấy được rằng phong cách này rất ít khi sử dụng những vật trang trí hay thậm chí còn không sử dụng sơn tường. Phần lớn ta sẽ thấy được những chi tiết không hoàn hảo, có phần thô sơ và gồ ghề, màu sắc thì lại vô cùng tự nhiên, tạo ra một không gian sống vô cùng mạnh mẽ và độc đáo.
Đọc thêm: Phong cách kiến trúc địa trung hải(Mediterranean Revival)

2. Những đặc trưng của phong cách kiến trúc công nghiệp
Ngoài việc tuân theo quy tắc là tạo ra cái đẹp từ sự không hoàn hảo, phong cách kiến trúc công nghiệp còn có những đặc trưng sau đây:
Sử dụng các vật liệu công nghiệp
Phong cách này chú trọng vào việc sử dụng các vật liệu công nghiệp như thép, bê tông, gạch nung, kính, và gỗ cứng. Những vật liệu này thường không được che đi hoặc trang trí quá mức, mà được để lộ với các chi tiết kỹ thuật. Chính những vật liệu này tạo ra những đường nét thô sơ và nổi bật, tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của phong cách kiến trúc này.

Không gian mở với trần cao và để lộ rõ cấu trúc
Kiến trúc công nghiệp thường thể hiện rõ cấu trúc và khung gầm của công trình. Điều này tạo ra sự thẳng thắn, chắc chắn và khỏe khoắn trong các đường nét thiết kế. Các không gian thường được thiết kế rộng rãi với trần cao. Điều này tạo ra cảm giác thoải mái và không gian mở, tạo điều kiện để đón nhận được nhiều ánh sáng đến từ tự nhiên.

Sử dụng màu sắc tối giản và các vật trang trí độc đáo
Phong cách kiến trúc công nghiệp thường dùng màu sắc đơn giản và tối giản, chủ yếu là sử màu sắc của chính những vật liệu được sử dụng để xây lên ngôi nhà. Màu sắc thường được sử dụng để làm nổi bật các chi tiết cấu trúc. Thêm vào đó, các vật trang trí như chi tiết như đèn sợi dây, ống nước, đường ống dẫn điện, và bánh xe, thường không bị che giấu, mà thường được để lộ và trở thành một phần của thiết kế. Khi màu sắc và những chi tiết trên kết hợp với nhau, không gian do phong cách kiến trúc công nghiệp tạo ra trở lên vô cùng mạnh mẽ và độc đáo.

Tối ưu công năng và tính tiện nghi
Mọi yếu tố của thiết kế phải phục vụ mục đích cụ thể và thường được tối ưu hóa để đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng. Sự tập trung vào tính chức năng là một phần quan trọng của phong cách này. Chính vì thế, tuy khi nhìn vào ta có thể cảm nhận được một không gian khá “cổ” và “hoài niệm” đến từ phong cách thiết kế này, những đừng lầm tưởng là nó không đầy đủ và hiện đại như các loại phong cách kiến trúc khác, bạn có thể nhầm đấy.

3. Phong cách kiến trúc công nghiệp được ứng dụng như thế nào?
Ngày nay, phong cách kiến trúc công nghiệp đã lan rộng vào lĩnh vực nội thất và kiến trúc dân dụng, với nhiều người lựa chọn thiết kế nội thất mang tính chất công nghiệp trong ngôi nhà của họ, nhằm tạo ra một không gian mạnh mẽ và độc đáo. Ngoài ra, phong cách kiến trúc công nghiệp còn được áp dụng rộng rãi trong việc thiết kế cho các quán cà phê, hay văn phòng, tạo ra một không gian làm việc độc đáo và sáng tạo.


4. Bạn có nên áp dụng phong cách kiến trúc công nghiệp cho căn nhà của bạn?
Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy ấn tượng và thích thú sau khi tìm hiểu và tham khảo qua về phong cách kiến trúc công nghiệp. Phong cách kiến trúc này khá mới mẻ ở Việt Nam và hiện đang là một phong cách được nhiều người ưa chuộng. Khi áp dụng phong cách kiến trúc này cho căn nhà của bạn, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau đây:
- Phong cách kiến trúc công nghiệp sẽ khiến cho căn nhà của bạn trở lên đơn giản hơn, sáng tạo hơn và truyền được nhiều cảm hứng đến bạn hơn
- Phong cách kiến trúc công nghiệp sẽ giúp bạn tối ưu và tiết kiệm chi phí khi xây dựng và trang trí nội thất. Bạn sẽ không phải sử dụng quá nhiều đồ nội thất đắt tiền, mà thay vào đó sử dụng sự sáng tạo của các KTS hoặc chính bạn để tạo ra những mẫu nội thất và đồ trang trí độc đáo
- Không gian sống của bạn sẽ trở lên mạnh mẽ hơn và tạo ra nhiều cảm xúc tích cực hơn cho bạn
- Với phong cách kiến trúc công nghiệp, ngôi nhà của bạn sẽ trở lên độc đáo hơn, không gian sống cũng tiện nghi và đơn giản hơn.

Trên đây là những thông tin về phong cách kiến trúc công nghiệp do xây nhà trọn gói An Phú chọn lọc và soạn ra. Hy vọng với bài viết này bạn sẽ có thể hiểu thêm về phong cách kiến trúc độc đáo này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều loại phong cách kiến trúc khác, bạn có thể tiếp tục đọc bài viết sau đây: Top 10 phong cách kiến trúc phổ biến nhất 2023.
Nếu bạn có nhu cầu thiết kế, xây nhà trọn gói theo bất kỳ phong cách thiết kế nào, hay liên hệ ngay với xây nhà trọng gói An Phú để nhận được tư vấn miễn phí ngay trong ngày hôm nay nhé!
Bạn cũng có thể tham khảo về bảng giá về dịch vụ thiết kế và xây nhà trọn gói mới nhất tại đây.
XÂY NHÀ TRỌN GÓI AN PHÚ - KIẾN TẠO KHÔNG GIAN SỐNG!