Phong cách kiến trúc cổ điển (Classical style)
Công ty xây nhà trọn gói An Phú xin giới thiệu phong cách kiến trúc cổ điển(Classcical styles)
Trong tất cả các loại phong cách kiến trúc, loại kiến trúc mà đã tồn tại và phát triển lâu đời nhất chắc chắn chính là phong cách kiến trúc cổ điển. Đã hình thành và phát triển từ những năm trước công nguyên của thời kỳ Hy Lạp cổ đại, tới nay phong cách cổ điển vẫn là biểu tượng cho sự hùng vĩ, kiêu sa và vĩnh cửu của những công trình do con người tạo ra. Vậy phong cách kiến trúc cổ điển là gì? Tại sao loại phong cách này lại trường tồn lâu như vậy? Hãy cùng xây nhà trọn gói An Phú tìm hiểu kỹ hơn về phong cách kiến trúc cổ điển ở bài viết dưới đây.
1. Phong cách kiến trúc cổ điển là gì?
Phong cách kiến trúc cổ điển là một trường phái kiến trúc có những quy tắc nghiêm ngặt trong việc thiết kế các hệ cột, các hệ đối xứng cũng như các chi tiết về họa tiết và bố cục. Điểm nổi bật của phong cách kiến trúc này đó chính là vẻ bề ngoài đồ sộ, với vô số các họa tiết và chi tiết được điêu khắc tỉ mỉ và hệ cột lớn cân xứng với nhau. Chính bởi điểm này, phong cách kiến trúc cổ điển làm nổi bật nên nét đẹp của nghệ thuật, cũng như sự cân bằng về cảm xúc mà nó tạo ra cho con người. Sự bề thế và tráng lệ mà những công trình kiến trúc cổ điển đem lại chính là sự tôn vinh cái đẹp và nghệ thuật của con người.
Đọc thêm: Phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển(NeoCLassical Architecture)
2. Lịch sử phát triển của phong cách kiến trúc cổ điển
Như chúng ta đã biết, phong cách kiến trúc cổ điển có bề dày lịch sử phát triển lâu đời nhất trong tất cả các loại phong cách kiến trúc. Bắt đầu hình thành và phát triển từ thời Hy Lạp cổ đại đến nay đã hơn 2000 năm phát triển. Thậm chí hiện nay, ta vẫn có thể thấy được những di tích của những công trình với phong cách kiến trúc cổ điển từ hơn 2000 năm trước. Sau đây là sơ bộ qua về sự phát triển phong cách kiến trúc cổ đại qua các thời:
- Thời kỳ Hy Lạp (900TCN - 1 CN): Đây là xuất phát điểm của phong cách kiến trúc cổ điển. Người Hy Lạp đã phát triển các quy tắc cốt lõi của phong cách kiến trúc này và tạo ra các hệ cột Doric, Ionic và Corinthian tồn tại mãi đến ngày nay trong các công trình kiến trúc cổ điển.
- Thời kỳ La Mã (100TCN - 500CN): Đế chế La Mã đã tiếp thu và áp dụng những quy tắc và hệ cột kiến trúc cổ điển của người Hy Lạp, và phát triển thêm các hệ cửa, mái và vòm riêng của họ. Đặc trưng của những công trình kiến trúc cổ điển thời này là những công trình với hệ cửa và vòm với đường cong uốn lượn và hệ mái đồ sộ.
- Thời kỳ Byzantine(400CN - 1500CN): Sau thời kỳ của đế chế La Mã, đế chế Byzantine hay còn gọi là đế chế Đông La Mã, tiếp tục kế thừa những gì đã phát triển của kiến trúc cổ điển. Thêm vào đó, ở thời kỳ này, hệ thống mái vòm được làm một cách lớn hơn, đồ sộ hơn. Đây cũng là thời điểm xuất hiện các kỹ thuật về khảm đá và các vật liệu quý giá lên tường, cũng như là sự phát triển mạnh mẽ của những đường nét hoa văn đồ sộ và tinh sảo mà ta thường thấy ở những công trình kiến trúc cổ điển.
- Thời kỳ phục hưng ở Ý (1400CN - 1700CN): Ở thời kỳ phục hưng ở Ý, phong cách kiến trúc cổ điển trải qua một giai đoạn phát triển cực mạnh và được nâng cấp rất nhiều. Từ kiến trúc đến vật liệu xây dựng, mọi thứ đều được cải tiến lên một tầm cao mới. Cũng ở thời này khi tôn giáo phát triển cực thịnh, nhiều công trình kiến trúc cổ điển cho tôn giáo đã được xây lên và vẫn tồn tại đến ngày nay.
- Thời kỳ Tân cổ điển (1800 - 1900CN): Ở thời kỳ này, kiến trúc cổ điển được mở rộng ra khắp các nước ở châu Âu và đặc biệt là ở Mỹ. Với nhiều kiến trúc sư mới, yêu thích những đường nét cân xứng và hệ cột, đồng thời làm tối giản đi các chi tiết trang trí phức tạp, để tạo lên những công trình biêu tượng và tinh tế hơn.
- Thời kỳ hiện đại (1900 - nay): Thời kỳ hiện đại chứng kiến sự thay đổi và ra đời của rất nhiều loại phong cách kiến trúc khác nhau, tuy nhiên phong cách kiến trúc cổ điển không bao giờ là lỗi thời cả. Với sự cải tiến của công nghệ và vật liệu xây dựng, các công trình theo phong cách kiến trúc cổ điển được xây lên với tốc độ nhanh hơn, tập trung nhiều hơn vào công năng và sử dụng sự tráng lệ để tạo ra các biểu tượng mới về nghệ thuật cho thế giới hiện đại.
3. Những đặc trưng của phong cách kiến trúc cổ điển
Ngoài vẻ bề ngoài đồ sộ và tráng lệ ra thì phong cách kiến trúc còn có rất nhiều điểm đặc trưng khác đáng chú ý tới. Sau đây là một số điểm đặc trưng của phong cách kiến trúc cổ điển.
Tính cân bằng và đối xứng
Điểm đặc trưng đầu tiên và cũng là điểm quan trọng nhất nằm trong các nguyên tắc của phong cách kiến trúc cổ điển đó là tính đối xứng. Trong phong cách kiến trúc cổ điển, mọi thứ được thiết kế dựa trên một trục đứng và đối xứng với nhau. Từ bố cục, các hệ cửa, mái, vòm đến các đường nét trang trí đều được thiết kế một cách đối xứng và cân bằng với nhau. Điều này tạo nên nét đẹp đặc trưng cho phong cách kiến trúc cổ điển và tạo ra sự bề thế, sang trọng hơn rất nhiều của loại phong cách kiến trúc này.
Các thức cột đặc trưng từ thời Hy Lạp
Dù xây bằng vật liệu gì đi chăng nữa, hầu như tất cả các công trình kiến trúc cổ điển đều sẽ có và tuân theo các hệ cột đã có từ thời Hy Lạp cổ đại. Các hệ thức cột này bao gồm Doric, Ionic, Corinthian. Đặc điểm của các hệ cột này như sau:
- Doric: Là thức cột đơn giản căn bản, có đế và rất ít trang trí trên cột
- Ionic: Là thức cột cao hơn nhưng nhỏ hơn, có đế tròn và các cuộn dây trang trí
- Corinthian: Là thức cột có những đường nét điêu khắc và trang trí phức tạp hơn và tỉ mỉ hơn
Mỗi loại cột ở trên, khi được sử dụng đều tạo ra cảm giác chắc chắn và sang trọng. Tùy vào người thiết kế và chạm khắc họa tiết, mà các thức cột ở trên có thể tạo ra những cảm nhận khác nhau.
Các vật trang trí và họa tiết đầy tính nghệ thuật
Hầu như khi nhìn vào các công trình kiến trúc cổ điển ta đều có thể thấy được và chắc chắn sẽ bị ấn tượng bởi những đường nét điêu khắc hay họa tiết trang trí đầy tính nghệ thuật của phong cách kiến trúc này. Sự phức tạp và mang tính nghệ thuật cao của những chi tiết trang trí này khiến ta luôn phải trầm trồ và thán phục đến tài năng của những con người đã có thể tạo ra những thứ này. Và đây cũng là điểm khiến cho các công trình kiến trúc cổ điển trường tồn theo thời gian, bởi vẻ đẹp nghệ thuật mà nó tạo ra không bao giờ là lỗi thời cả.
Màu sắc sang trọng và tinh tế
Hầu như các công trình được thiết kế theo phong cách kiến trúc cổ điển thường sử dụng các tông màu mang lại vẻ sang trọng và quyền thế như màu vàng, đỏ, trắng hay là màu xanh. Những màu này khi được phối hợp và kết hợp với tính đối xứng hoàn hảo của phong cách kiến trúc cổ điển sẽ tạo ra một vẻ bề ngoài cũng như không gian vô cùng sang trọng và quyền quý. Thêm vào đó, những màu sắc này cũng góp phần làm nổi bật nên những đường nét họa tiết và trang trí, làm chúng nổi bật hơn và đẹp hơn nữa.
Đọc thêm: Phong cách kiến trúc hiện đại(Modernist Architecture)
4. Mang phong cách kiến trúc cổ điển vào trong căn nhà của bạn
Nếu bạn muốn căn nhà của mình trở nên sang trọng hơn, mang vẻ đẹp của nghệ thuật nhiều hơn, bạn hoàn toàn có thể áp dụng phong cách kiến trúc cổ điển vào với căn nhà của mình. Dù là áp dụng vào vẻ bề ngoài hay nội thất bên trong căn nhà, đây là những điều mà bạn sẽ nhận được khi áp dụng phong cách kiến trúc cổ điển:
- Vẻ bề ngoài sang trọng và đẳng cấp, giúp tạo ra sự khác biệt cho căn nhà của bạn
- Không gian sống trang hoàng và lộng lẫy, giống như bên trong các tòa lâu đài vậy
- Trải nghiệm lối sống thượng lưu và quý phái, khiến tình yêu nghệ thuật của bạn tăng thêm
- Sáng tạo không gian sống đẳng cấp và mang nét đẹp cao quý
Phần bên trên là bài viết về phong cách kiến trúc cổ điển do xây nhà trọn gói An Phú sưu tầm và biên tập. Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể hiểu hơn về phong cách kiến trúc cổ điển. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các phong cách kiến trúc khác, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của xây nhà trọn gói An Phú thực hiện: Top 10 phong cách kiến trúc phổ biến nhất 2023.
Nếu bạn có nhu cầu thiết kế, xây nhà trọn gói thì hãy liên hệ ngay với xây nhà trọn gói An Phú để được nhận tư vấn miễn phí ngay trong ngày hôm nay nhé!
Bạn cũng có thể tham khảo qua trước về bảng giá thiết kế, xây nhà trọn gói của An Phú tại đây.
XÂY NHÀ TRỌN GÓI AN PHÚ - KIẾN TẠO KHÔNG GIAN SỐNG!
TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ KIẾN TRÚC SƯ
Vui lòng để lại số điện thoại để được chúng tôi tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ