Bài đăng mới

mat-tien-nha-pho-hien-dai-2-tang-quan-10

Mẫu nhà phố hiện đại 2 tầng quận 10

Một ngôi nhà phố hiện đại 4mx25m quận 10 được thiết kế nội thất với phong cách hiện đại, mang đến một không gian sống hoàn toàn mới cho gia chủ.

Định vị công trình, Hệ tim trục và cao trình thi công

Định vị thi công công trình là một trong những công tác trắc địa quan trọng, được sử dụng để bố trí/ chuyển các vị trí thiết kế công trình trên bản vẽ ra thực địa


dinh-vi-cong-trinh-he-tim-truc-va-cao-trinh-thi-cong

Định vị thi công công trình là một trong những công tác trắc địa quan trọng, mang yếu tố quyết định đến việc nghiệm thu của các danh mục của công trình hay toàn bộ công trình. Hoạt động này nhằm xác định vị trí mặt bằng của các điểm, các đường thẳng, các điểm chi tiết của công trình xây dựng theo như đúng bản vẽ đã được cung cấp. Dưới đây là một số loại định vị thi công công trình thường được sử dụng phổ biến.

1. Định vị các tim trục công trình

Trong đo đạc địa hình thực tế, cần phải chỉ rõ được vị trí của công trình cần xây dựng để đảm bảo xây dựng chính xác. Định vị các tim trục công trình sẽ giúp người đo thực hiện điều này.

Định vị tim trục công trình có thể được thực hiện theo 2 cách sau:

  • Định vị vị trí tuyệt đối theo hệ tọa độ quy định (như hiện nay thường là VN-2000) đối với các công trình to hoặc xây độc lập.
  • Định vị vị trí tương đối dựa trên những mốc thực tế đã sở hữu để có thể cung cấp cho bên thi công xây dựng vị trí định vị x, y (hai chiều tọa độ tương đối trên cơ sở lập hệ tọa độ x0y,) và cao độ (h) từ đó có thể giúp nhà thầu tìm ra được vị trí tim trục công trình.

2023_08_01_09_43_IMG_3996
Hình 1. Định vị thi công tim trục công trình

Việc định vị tim trục công trình cần được chú trọng và thực hiện cẩn thận để tránh các hậu quả như:

  • Xây dựng sang phần công trình khác.
  • Vị trí những hạng mục không đúng hay liên quan tới đấu nối kỹ thuật…

Những sai lầm này sẽ có thể gây ra tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp xây dựng hay thậm chí là công trình không được nghiệm thu.

2. Định vị mặt bằng móng

Một trong những công đoạn đầu tiên trước khi tiến hành việc xây dựng phần thô của một công trình là phải định vị được mặt bằng và nền móng công trình.

Nền móng được xem là trụ cột của cả công trình. Móng có nhiệm vụ chính là tiếp nhận khối lượng của toàn bộ công trình và phân tán chúng xuống nền. Mặt tiếp xúc giữa đáy móng và mặt nền bắt buộc phải là mặt phẳng đều nằm ngang không có độ dốc dù là nhỏ nhất.

2023_08_01_10_49_IMG_4051
Hình 2. Định vị mặt bằng móng

Xác định đúng được các vị trí của mặt bằng móng thì mới có thể tìm được vị trí của các trục và tim trục nhằm phối hợp xây dựng những khung xương chính của công trình thi công.

3. Định vị các trục chính, trục phụ

Từ dữ liệu sau khi đã đo đạc, định vị mặt bằng và xác định được các trục cần phải có trong công trình đang thi công, nhà thầu thi công sẽ tính toán để tìm ra được những trục chính và trục phụ cần có của công trình thi công.

Trục chính sẽ là trục phải chịu được nhiều lực nhất, nó được xem như là xương sống của cả công trình. Chính vì thế mà trục chính sẽ nằm ở vị trí chính yếu và có kích thước lớn hơn so với trục phụ.

4. Định vị hệ thống cao độ của công trình xây dựng

Đường giao nhau giữa chân tường và mặt vỉa hè trên lối vào chính của nhà được gọi là cao độ gốc ± 0.000 của công trình. Cao độ ± 0.000 sẽ được tính khác nhau tùy thuộc vào loại bản vẽ cũng như quy ước của từng quốc gia.

Có nhiều nơi cao độ được tính so với mực nước biển. Đặc biệt, cao độ phải được thống nhất trong tất cả các bản vẽ thiết kế của một công trình. Tùy vào khu vực, diện tích công trình, các đặc tính của đất mà mỗi loại công trình sẽ có giới hạn về cao độ khác nhau. Nếu như công trình vượt quá mức cho phép sẽ phải loại bỏ đi phần thừa và chịu mức phạt theo quy định của Nhà nước.

Vì vậy, thực hiện nghiêm ngặt về độ cao sẽ giúp tránh gây ra những thiệt hại về tài sản cũng như con người không đáng có.

5. Định vị thi công công trình trên biển

Các công trình trên biển luôn là một bài toán khó và đầy thách thức đối với các nhà thầu xây dựng. Để tạo nên được những công trình trên biển, đòi hỏi cần phải có những thiết bị thi công chuyên dụng và kỹ thuật thi công vô cùng phức tạp mà rất ít nhà thầu hiện nay có thể đáp ứng được.

Ngoài ra, việc thi công các công trình trên biển còn phải chịu những rủi ro lớn từ thiên nhiên như thiên tai, bão gió. Vì vậy mà việc định vị thi công các công trình trên biển được xem là một trong những loại định vị thi công công trình phức tạp nhất.

6. Thiết bị nào được sử dụng trong định vị thi công công trình?

Định vị thi công công trình sử dụng chủ yếu các thiết bị dùng trong công tác đo đạc trắc địa, thủy đạc như:

  • Máy thủy bình tự động, máy thủy bình điện tử: Để xác định cao độ, dẫn mốc cao độ, đo chênh cao, quan trắc lún…
  • Máy toàn đạc điện tử: Bố trí trí tọa độ thiết kế ra thực địa; tính toán khoảng cách ngang, đứng, góc phương vị của đường, tọa độ điểm, diện tích và bố trí đường thẳng, đường cong; dẫn lưới lập mốc đường chuyền…
  • Máy định vị GNSS: Khảo sát thành lập lưới khống chế tọa độ; bố trí điểm phục vụ cho công tác chuyển điểm thiết kế ra thực địa; giao hội, bố trí đường cong, tính diện tích…

Phía trên là những thông tin căn bản về việc định vị công trình, hệ tim và cao độ thi công. Hy vọng bài viết trên hữu ích và trả lời được cho thắc mắc mà bạn đang tìm kiếm.

Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế, thi công xây nhà trọn gói, hãy liên hệ ngay với xây nhà trọn gói An Phú để nhận được tư vấn và báo giá miễn phí ngay trong ngày hôm nay nhé!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm về báo giá mới nhất cho dịch vụ xây nhà trọn gói của An Phú tại đây.



TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ KIẾN TRÚC SƯ

Vui lòng để lại số điện thoại để được chúng tôi tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ