Chi phí thiết kế xưởng may bao nhiêu? Bảng giá cập nhật năm 2025


Thiết kế chưa có tên (19)

Thiết kế xưởng may là bước khởi đầu quan trọng quyết định đến hiệu quả vận hành, chi phí đầu tư và tính bền vững của cả quá trình sản xuất sau này. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi được nhiều chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư và đội ngũ kỹ thuật quan tâm hàng đầu hiện nay là: “Chi phí thiết kế xưởng may hết bao nhiêu?” Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn bảng giá thiết kế xưởng may mới nhất năm 2025.

1. Vì sao cần quan tâm đến chi phí thiết kế xưởng may?

1.1. Chi phí thiết kế ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách tổng thể

Bởi vì thiết kế là bước đầu tiên trong chuỗi đầu tư xây dựng. Nên việc xác định rõ chi phí thiết kế giúp doanh nghiệp lên kế hoạch tài chính chính xác, tránh thiếu hụt ngân sách khi bước vào thi công hoặc trang bị thiết bị.

1.2. Giúp tránh phát sinh sai sót khi thi công

Nếu thiết kế sơ sài hoặc không đầy đủ, quá trình thi công dễ gặp lỗi kỹ thuật, chỉnh sửa nhiều lần, dẫn đến chi phí đội lên gấp đôi hoặc gấp ba. Quan tâm từ đầu sẽ giảm rủi ro phát sinh và tiến độ bị gián đoạn.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thiết kế xưởng may

2.1. Quy mô và diện tích công trình

Diện tích thiết kế càng lớn thì đơn giá/m² có thể giảm, nhưng tổng chi phí thiết kế sẽ tăng theo quy mô. Đối với xưởng may có diện tích lớn thường đi kèm với yêu cầu thiết kế công năng phức tạp hơn, đòi hỏi mức độ phối hợp cao ở thiết kế để đảm bảo vận hành hiệu quả và an toàn. 

Các xưởng từ 1.000m² đến vài chục nghìn m² sẽ có đơn giá khác nhau, tùy thuộc vào mức độ chi tiết yêu cầu.

2.2. Số tầng và độ phức tạp của công trình

Xưởng 1 tầng thường đơn giản hơn nhiều so với xưởng 4–6 tầng cần thiết kế kết cấu chịu lực, thang máy, hệ thống PCCC phức tạp. Đối với xưởng nhiều tầng, việc đảm bảo tải trọng sàn, chống rung khi vận hành máy móc, và bố trí luồng di chuyển hợp lý giữa các tầng là những yếu tố quan trọng nhưng cũng tốn kém hơn trong khâu thiết kế.

2.3. Mức độ chi tiết và hồ sơ thiết kế

Hồ sơ thiết kế cơ bản (sơ đồ mặt bằng, phối cảnh 2D) có chi phí thấp hơn nhiều so với hồ sơ đầy đủ gồm: kiến trúc, kết cấu, MEP (điện – nước – thông gió), PCCC, nội thất, mô hình 3D BIM. Doanh nghiệp càng yêu cầu chi tiết thì thời gian và thực hiện chi phí tăng cao.

Để hiểu rõ hơn về cách tối ưu chi phí thiết kế mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và công năng sử dụng, bạn có thể tham khảo bài viết.

3. Bảng giá thiết kế xưởng may 2025

3.1. Chi phí hoàn thiện ( nội thất ánh sáng, sơn…)

Gói cơ bản

3.100.000

VNĐ/m2

Tường bao chưa tô

(Chưa bao gồm một số thiết bị, vật tư.)

Gói tiêu chuẩn

3.600.000

VNĐ/m2

Tường bao chưa tô

(Bao gồm tất cả thiết bị, vật tư cơ bản)

Gói cơ bản

2.900.000

VNĐ/m2

Tường bao đã tô

(Bao gồm tất cả thiết bị, vật tư cơ bản)

Gói tiêu chuẩn

3.400.000

VNĐ/m2

Tường bao đã tô

(Bao gồm tất cả thiết bị, vật tư cơ bản)

3.2. Thành phần hồ sơ cho các gói thiết kế nội thất tại An Phú

thành phần hồ sơ thiết kế hoàn thiện nhà bàn giao thô

4. Một số lưu ý để tối ưu thiết kế

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để tối ưu thiết kế xưởng may, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư, vận hành hiệu quả và dễ dàng mở rộng trong tương lai:

4.1. Tận dụng tối đa diện tích sử dụng

Ưu tiên thiết kế không gian mở, hạn chế tường ngăn không cần thiết giúp tăng tính linh hoạt trong bố trí dây chuyền sản xuất, dễ dàng điều chỉnh khi thay đổi công năng hoặc mở rộng quy mô. Đồng thời, không gian mở còn góp phần tăng cường thông gió, ánh sáng tự nhiên, tạo môi trường làm việc thoáng đãng và tiết kiệm chi phí xây dựng cũng như vận hành (điện, chiếu sáng, điều hòa không khí). Bố trí khu vực may, cắt, hoàn thiện theo dây chuyền một chiều để giảm di chuyển nội bộ

4.2. Tính toán khả năng chịu tải của sàn

Đặc biệt với xưởng từ 2 tầng trở lên, cần thiết kế sàn đảm bảo chịu được tải trọng máy móc và hàng hóa, tránh sụt lún, rung lắc khi vận hành. Sàn phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về cường độ chịu lực, có khả năng phân bố tải trọng đều và tính toán phù hợp theo từng loại máy móc, hệ thống giá kệ hoặc lưu kho.

4.3. Thiết kế linh hoạt để dễ mở rộng hoặc cải tạo

Một yếu tố quan trọng khác là cần chừa không gian hành lang, thang máy và lõi giao thông đủ rộng để đáp ứng nhu cầu di chuyển, vận hành xe đẩy, nâng hàng hoặc lắp đặt thêm máy móc khi mở rộng sản xuất. Thiết kế linh hoạt ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí cải tạo về sau, đồng thời tăng khả năng chuyển đổi công năng sử dụng như chuyển tầng mây thành tầng kho, tầng văn phòng hoặc ngược lại khi cần thiết.

Có thể xây dựng theo giai đoạn, thiết kế khung kết cấu sẵn để lên tầng nếu cần.

4.4. Ưu tiên chiếu sáng và thông gió tự nhiên

Để đảm bảo môi trường làm việc thoáng mát và tiết kiệm năng lượng, nên tận dụng tối đa giếng trời, lam che nắng, cửa sổ lớn kết hợp hệ thống hút gió cưỡng bức. 

Giải pháp này không chỉ giúp giảm nhiệt độ bên trong nhà xưởng vào mùa nóng, mà còn tăng cường ánh sáng tự nhiên, giảm phụ thuộc vào hệ thống đèn điện và điều hòa. Về lâu dài, đây là hướng thiết kế giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí vận hành và tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động.

Kết luận

Tóm lại, chi phí thiết kế xưởng may năm 2025 phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, số tầng và yêu cầu kỹ thuật cụ thể. Việc đầu tư thiết kế đúng ngay từ đầu không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn nâng cao hiệu quả vận hành và tuổi thọ công trình. Để nhận bảng giá thiết kế xưởng may chi tiết và phù hợp với nhu cầu thực tế, hãy liên hệ ngay với Xây dựng An Phú để được tư vấn chuyên sâu và hỗ trợ tận tâm.


AN PHÚ DESIGN&BUILD

🏠 Địa chỉ: 18 Đường số 2 Khu nhà ở Hưng Phú, Khu phố 1, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

📩 Email: anphu.tuvan01@gmail.com

☎️ SĐT: 0934.909.023

👉 Thông tin liên hệ khác:

  • Facebook: Xây nhà trọn gói AN PHÚ
  • Tiktok: Xây Dựng An Phú

XÂY NHÀ TRỌN GÓI AN PHÚ - KIẾN TẠO KHÔNG GIAN HẠNH PHÚC!