Bài đăng mới

Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở bao gồm những gì?


ho-so-thiet-ke-xay-dung-nha-o

Hồ sơ thiết kế xây dựng là một bộ hồ sơ rất quan trọng được chuẩn bị trước khi ngôi nhà được thi công. Bao gồm những giấy tờ hồ sơ, đã được ký kết giữa bên chủ đầu tư và bên nhận thầu, hồ sơ thiết kế xây dựng là tiền đề và cơ sở để cho quá trình thi công được diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả. Bài viết sau đây, xây nhà trọn gói An Phú sẽ giúp anh chị hiểu rõ hơn về hồ sơ thiết kế xây dựng và hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở thì bao gồm những gì

1 . Hồ sơ thiết kế xây dựng là gì?

Hồ sơ thiết kế xây dựng là tài liệu tập hợp các thông tin, bản vẽ, và thông số kỹ thuật cần thiết để xây lên ngôi nhà mà chủ đầu tư và bên nhà thầu đã thỏa thuận với nhau. 

Nó bao gồm các thông tin cụ thể về cách xây dựng và hoàn thiện công trình, đảm bảo rằng công việc xây dựng sẽ được thực hiện theo đúng thiết kế và đáp ứng các quy định pháp lý và kỹ thuật liên quan. 

z3261702943882_914eebb945acb065f87bafdcab084a1d
Hồ sơ thiết kế xây dựng là một phần quan trọng để xây lên một ngôi nhà chất lượng

Ngoài ra, hồ sơ thiết kế xây dựng còn có tác dụng giúp tổng hợp mọi hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc thiết kế thi công một cách có hệ thống, giúp việc quản lý hồ sơ giấy tờ trở lên dễ dàng hơn.

2. Lý do chủ đầu tư nên có hoặc yêu cầu chuẩn bị hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở

Nhiều chủ đầu tư cho rằng, chỉ cần một bản vẽ thiết kế đơn giản, đủ để xin giấy phép xây dựng cho căn nhà là đủ, không cần phải làm thêm giấy tờ hồ sơ gì nhiều, và vì thế mà họ không thấy được lợi ích của việc chuẩn bị kỹ càng hồ sơ thiết kế xây dựng trước khi bước vào thi công. 

z3603157637455_3a9631f9bc544bec14de412ad074ec59
Cần phải chuẩn bị hồ sơ thiết kế một cách cẩn thận trước khi thi công

Sau đây là một số lợi ích, cũng như lý do các chủ đầu tư nên cân nhắc việc làm hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở một cách chi tiết và cẩn thận trước khi đi vào thi công xây dựng:

  • Đáp ứng quy định pháp lý: Hồ sơ thiết kế xây dựng giúp chủ đầu tư chắc chắn trong việc tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý và yêu cầu của cơ quan chính phủ địa phương. Điều này là cần thiết để nhận giấy phép xây dựng và tránh các vấn đề pháp lý phát sinh sau này với các cơ quan nhà nước, cũng như phía bên nhận thầu xây dựng.
  • Chính xác trong thi công: Hồ sơ thiết kế xây dựng cung cấp các bản vẽ và thông số kỹ thuật chi tiết, giúp các nhà thầu xây dựng hiểu rõ công việc cần thực hiện và thực hiện nó một cách chính xác. Điều này sẽ khiến cho chủ đầu tư có một cái nhìn tổng quát hơn về dự án, cũng như việc có nhiều kiểm soát hơn trong việc đo lường chất lượng công trình.
  • Kiểm soát chi phí: Bằng cách yêu cầu có đầy hồ sơ thiết kế xây dựng, các chủ đầu tư có thể yêu cầu các nhà thầu cung cấp báo giá dự án dựa trên thông tin cụ thể từ hồ sơ. Điều này giúp các chủ đầu tư ước tính và kiểm soát chi phí xây dựng.
  • Tránh sai sót và thay đổi sau này: Khi có hồ sơ thiết kế chính xác, khả năng xảy ra sai sót hoặc thay đổi trong quá trình xây dựng ít hơn. Điều này giúp tránh tốn thêm tiền và thời gian.
  • Tiết kiệm thời gian và tài nguyên: Một hồ sơ thiết kế cẩn thận có thể giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên bằng cách đảm bảo rằng công việc xây dựng diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả.

mat bang tong hop
Những lợi ích của việc có được một bộ hồ sơ thiết kế hoàn chỉnh

3. Các thành phần trong bộ hồ sơ thiết kế nhà ở

Một bộ hồ sơ thiết kế nhà ở tiêu chuẩn cần có các bản vẽ cơ bản liên quan đến kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật (điện – nước).

Những mô tả về ngoại thất công trình, phối cảnh 3d, thiết kế nội thất dự toán hoặc báo giá sơ bộ cũng được đính kèm theo. Từ đó gia chủ sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về công trình trong tương lai. Cụ thể, một bộ hồ sơ kiến trúc đầy đủ sẽ bao gồm:

  • Hồ sơ thiết kế kiến trúc
  • Hồ sơ thiết kế kết cấu
  • Hồ sơ thiết kế hệ thống kỹ thuật
  • Hồ sơ thiết kế ngoại thất
  • Hồ sơ thiết kế nội thất
  • Hồ sơ dự toán giá thành công trình

interior-design-1
Các thành phần trong bộ hồ sơ thiết kế nhà ở

Dưới đây là chi tiết về từng loại hồ sơ đã nêu trên. Hi vọng với thông tin này sẽ giúp anh chị hay các chủ đầu tư hiểu rõ hơn về việc hồ sơ thiết kế xây nhà thì cần bao gồm những gì.

3 .1 Hồ sơ thiết kế kiến trúc

Trong bộ hồ sơ thiết kế nhà ở, phần kiến trúc cơ sở thể hiện đầy đủ mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt. Đây sẽ là cơ sở để người xem đánh giá tổng thể về công trình, cũng là bản vẽ quan trọng để có thể xin giấy phép xây dựng. Phần thiết kế kiến trúc thường thể hiện các nội dung bao gồm:

  • Mặt bằng định vị vị trí xây dựng.
  • Mặt bằng bố trí vật dụng các tầng, mặt bằng mái.
  • Mặt bằng kích thước các tầng.
  • Mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng chi tiết; cấu tạo chi tiết.
  • Mặt bằng hoàn thiện sàn, trần các tầng.
  • Chi tiết cửa, cầu thang, vệ sinh, trần.
  • Phối cảnh 3d, theo yêu cầu của khách hàng

05188094_image
Hồ sơ thiết kế kiến trúc

Phần hồ sơ kiến trúc này thường được chuẩn bị và thiết kế bởi kiến trúc sư do chủ đầu tư thuê. Trong quá trình thiết kế bản vẽ kiến trúc, chủ đầu tư có thể tác động nhiều nhất có thể để có thể cùng với KTS của mình tạo ra một ngôi nhà với kiểu cách và hình dáng đúng như mình mong muốn.

3 .2 Hồ sơ thiết kế kết cấu

Hồ sơ thiết kế kết cấu là tài liệu và bản vẽ liên quan đến các yếu tố cấu trúc và cơ học của một công trình xây dựng. Hồ sơ này thường được tạo ra bởi kỹ sư xây dựng hoặc các chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực thiết kế kết cấu. Mục tiêu chính của hồ sơ thiết kế kết cấu là xác định và mô tả cấu trúc của công trình để đảm bảo tính an toàn, độ bền và tuân thủ các quy định kỹ thuật cần thiết và đúng theo yêu cầu của pháp luật. Sau đây là thành phần chính của một hồ sơ thiết kế kết cấu:

  • Bản vẽ kết cấu: Bao gồm bản vẽ kết cấu chung hiển thị cấu trúc tổng quan của công trình, bao gồm khung cấu trúc, sàn, trần, và nền móng. Ngoài ra còn có bản vẽ kết cấu tiết, mô tả chi tiết cụ thể về các phần của cấu trúc, chẳng hạn như kết nối đinh vít, dầm, cột, và các yếu tố khác.
  • Bản vẽ nền móng: Mô tả cách cơ sở nền móng của công trình được xây dựng, bao gồm loại nền móng, kích thước, và chi tiết liên quan đến nền móng.
  • Bản vẽ kết cấu bê tông: Đối với các công trình sử dụng bê tông, bản vẽ này mô tả cấu trúc bê tông, bao gồm các bản vẽ về bê tông đúc sẵn và bê tông sau cùng.
  • Bản vẽ kết cấu thép: Đối với các công trình sử dụng kết cấu thép, bản vẽ này mô tả các yếu tố liên quan đến kết cấu thép, chẳng hạn như dầm, cột, và các bộ phận khác của khung thép.
  • Bản vẽ tính toán kết cấu: Tính toán kết cấu bao gồm các số liệu và phép tính liên quan đến sức chịu tải, sự chịu đựng của cấu trúc, và kết quả kiểm tra cơ học của nó.

crop-architect-opening-blueprint
Hồ sơ thiết kế kết cấu

Phần hồ sơ thiết kế kết cấu cần được những chuyên gia hay kỹ sư xây dựng chuẩn bị một cách kỹ lưỡng để đảm bảo khi thi công, sản phẩm được tạo ra đúng tiêu chuẩn, quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo độ bền cũng như sự an toàn cho công trình.

3 .3 Hồ sơ thiết kế hệ thống kỹ thuật

Hồ sơ thiết kế hệ thống kỹ thuật là tài liệu và bản vẽ liên quan đến các hệ thống kỹ thuật cần được tích hợp và thiết kế trong một công trình xây dựng. Điều này rất quan trọng và cần được thiết kế trước khi thi công, để tránh trường hợp phát sinh sau này, gây sửa chữa kéo dài thời gian thi công và gây tốn chi phí. Sau đây là một số thành phần chính của hồ sơ hệ thống kỹ thuật.

  • Bản vẽ hệ thống cơ điện: Mô tả vị trí và kết nối của các điểm cấp điện, ổ cắm, đèn, thiết bị điện tử và hệ thống điều khiển. Ngoài ra còn có thêm bản vẽ hệ thống phòng cháy chữa cháy, góp phần đảm bảo an toàn, bản vẽ này mô tả các thiết bị phòng cháy và chữa cháy, hệ thống báo cháy và báo động, và lịch trình kiểm tra
  • Bản vẽ hệ thống cơ điện lạnh: bao gồm bản vẽ về thống cấp nước và thoát nước, hệ thống điều hòa không khí. Bản vẽ này thường bao gồm bản vẽ mô tả vị trí ống nước, vòi sen, bồn tắm, toilet và hệ thống thoát nước và bản vẽ mô tả hệ thống điều hòa không khí, bao gồm đường ống, máy lọc không khí, và các thiết bị khác.
  • Bản vẽ hệ thống an ninh và giám sát: Mô tả cách cài đặt hệ thống camera giám sát, cảm biến an ninh, hệ thống báo động, và kiểm soát truy cập.
  • Bản vẽ hệ thống truyền thông và mạng: Mô tả cách kết nối điện thoại, internet, truyền hình cáp, và các hệ thống truyền thông khác.

contructions-4
Hồ sơ thiết kế hệ thống kỹ thuật

Các bản vẽ trong hồ sơ thiết kế hệ thống kỹ thuận nhằm đảm bảo những hệ thống về điện nước được lắp đặt và trang bị đầy đủ trong quá trình thi công, tránh gây thiếu hụt hoặc làm không đúng theo tiêu chuẩn về kỹ thuật, gây phát sinh chi phí không cần thiết.

3 .4 Hồ sơ thiết kế ngoại thất

Hồ sơ thiết kế ngoại thất là tài liệu và bản vẽ liên quan đến thiết kế và trang trí ngoại thất của một công trình xây dựng, bao gồm tất cả các yếu tố và chi tiết ở bên ngoài công trình. Hiện nay, hồ sơ thiết kế ngoại thất thường bao gồm bản vẽ hoặc phối cảnh 3D, do các KTS thực hiện, nhằm giúp cho chủ đầu tư có cái nhìn tổng quát và thực tế hơn về vẻ bề ngoài của căn nhà. Hồ sơ thiết kế ngoại thất bao gồm:

  • Bản vẽ mặt ngoại thất: Hiển thị hình dáng tổng quan của ngoại thất công trình, bao gồm các chi tiết như cửa sổ, cửa ra vào, vật liệu bề mặt, và các yếu tố trang trí. Trên bản thiết kế 3d thường có màu sắc rất chi tiết.
  • Bản vẽ cảnh quan: Mô tả cách bố trí và trang trí khu vực ngoại thất xung quanh công trình, bao gồm cây cỏ, cây cối, hệ thống tưới nước, hệ thống chiếu sáng cảnh quan, và các yếu tố trang trí khác.
  • Bản vẽ hệ thống chiếu sáng: Mô tả cách bố trí và thiết kế hệ thống chiếu sáng ngoài trời, bao gồm đèn, bộ điều khiển, và các chi tiết về thiết kế ánh sáng.
  • Bản vẽ hệ thống nước: Mô tả cách tích hợp các yếu tố nước ngoài trời như vòi nước, hồ nước, bể bơi, và các hệ thống xử lý nước.
  • Bản vẽ vật liệu và hoàn thiện: Liệt kê các vật liệu sử dụng cho ngoại thất công trình, bao gồm màu sắc, kết cấu và cách sử dụng.

z3402495399845_711e54e54f75d2252783d971b055403b
Hồ sơ thiết kế ngoại thất

3 .5 Hồ sơ thiết kế nội thất

Hồ sơ thiết kế nội thất là tập hợp các tài liệu và bản vẽ liên quan đến thiết kế và trang trí nội thất của căn nhà. Hồ sơ này thường được tạo ra bởi kiến trúc sư nội thất hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế nội thất và có mục tiêu chính là tạo ra một không gian nội thất hài hòa, thẩm mỹ, phù hợp với sở thích cũng như ngân sách của chủ đầu tư.

Đọc thêm: 10 lý do tại sao bạn nên thiết kế nội thất

z3261702774971_72c34ed446673ec1c7782b3e765fcdba
Hồ sơ thiết kế nội thất

3.6 Hồ sơ dự toán giá thành công trình

Cuối cùng, cũng là phần quan trọng và được quan tâm nhiều nhất trong bộ hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở, đó là phần dự toán giá hoàn thành công trình. Phần này sẽ tổng hợp tất cả các dự toán về chi phí dựa trên những lựa chọn mà nhà đầu tư đã đưa ra, do bên nhà thầu tư vấn thiết kế. Sau đây là những thành phần của hồ sơ dự toán giá thành công trình:

  • Chi phí trực tiếp: vật liệu, nhân công, máy thi công…
  • Chi phí gián tiếp: chi phí quản lý, lán trại, trắc đạc…
  • Thuế giá trị gia tăng.

xay-nha-tron-goi-10
Hồ sơ dự toán giá thành công trình

Toàn bộ phần bên trên là chi tiết về bộ hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế, hay xây nhà trọn gói hãy liên hệ ngay với Xây nhà trọn gói An Phú để được nhận tư vấn miễn phí ngay hôm nay nhé!



TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ KIẾN TRÚC SƯ

Vui lòng để lại số điện thoại để được chúng tôi tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ